Hướng dẫn xử lý nước thải cao su

Nước thải trong quá trình chế biến mủ cao su chứa nhiều thành phần gây hại phức tạp. Do đó, việc xử lý nước thải cao su Đại Nam là rất cần thiết và sử dụng phương pháp sinh học xử lý nước thải hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp.

Ngày đăng: 09-12-2018

1,387 lượt xem

Nước thải cao su là gì? 

Nước thải cao su là lượng nước thải phát sinh ra trong quá trình chế biến mủ cao su, từ quá trình rửa máy móc, thiết bị, nhà xưởng cho tới khâu chế biến.

Tại sao phải xử lý nước thải cao su?

Nước thải này có nồng độ chất bẩn cao nhất, chủ yếu là serum còn lại trong nước thải sau khi vớt mủ bao gồm một số hóa chất đặc trưng như axit acetic CH3COOH, protein, đường, cao su thừa.

Hơn nữa, lượng mủ chưa đông tụ nhiều do đó còn thừa một lượng lớn cao su ở dạng keo, pH thấp khoảng 5-5,5. Đặc trưng cơ bản của các nhà máy chế biến cao su đó là sự phát sinh mùi. Mùi hôi thối sinh ra do men phân hủy protein trong môi trường axit, tạo thành nhiều chất khí khác nhau: NH3, H2S, CO2, CH4,…

xử lý nước thải cao su
Nước thải cao su được thải trực tiếp ra môi trường

Đi cùng với lợi ích kinh tế thì chất lượng môi trường do ngành công nghiệp cao su gây ra cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Việc chưa triệt để xử lý nước thải cao su đã làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đó là toàn bộ những lý do tại sao cần phải có các phương pháp xử lý nước thải cần thiết – kịp thời – hiệu quả.

 

Hướng dẫn xử lý nước thải cao su bằng phương pháp sinh học

Ngày nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải như phương pháp hóa lý, phương pháp hóa học,.. Tuy nhiên, xử lý nước thải cao su bằng phương pháp sinh học được đánh giá là mang lại hiệu quả tốt nhất, vì vậy phương pháp này thường xuyên được áp dụng trong các xưởng sản xuất và chế biến mủ cao su trong thời gian gần đây bởi quy trình khép kín cũng như dễ thực hiện của nó.

hệ thống xử lý nước thải cao su
Bể xử lý nước thải cao su của một xưởng chế biến mủ cao su

 

* Quy trình xử lý nước thải cao su bằng phương pháp sinh học gồm 3 bước chính:

Bước 1: Nước thải sau khi sản xuất, chế biến mủ cao su sẽ theo mương dẫn đi qua song chắn rác và đến bể gạn mủ. Song chắn rác thô chủ yếu được sử dụng để gạn các loại rác có kích thước lớn tránh gây tắc máy bơm và đường ống của hệ thống xử lý nước thải. Bông mủ trong nước thải sau khi qua bể gạn mủ sẽ được loại bỏ.

Sau đó, nước thải được đưa đến bể keo tụ, tạo bông giúp giảm hàm lượng cặn và các chất lơ lửng trong nước thải. Điển hình là các hạt cao su chưa kết bông hoàn toàn còn sót lại trong nước thải. Hóa chất thường được sử dụng trong bể này là phèn, polymer. pH tại đây cũng được điều chỉnh để đạt được hiệu suất tối ưu và môi trường phát triển cho vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học.

Bước 2: Sau khi loại bỏ được các cặn mủ, nước thải được đưa về xử lý tại các bể vi sinh nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học. Ở giai đoạn này, cần phải đặc biệt lưu ý đến việc tách Photpho trước quá trình xử lý sinh học vì Photpho sẽ phá hủy các vi sinh vật phân hủy COD và NH4+ khi đó quá trình xử lý sẽ không thể tiếp tục diễn ra.

Bước 3: Nước thải sau khi được xử lý sinh học cần được lắng cặn và khử trùng trong bể khử trùng trước khi xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.

Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu xử lý nước thải cao su, hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty môi trường Đại Nam. Với phương châm hoạt động uy tín – chất lượng – giá cả hợp lý bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại đây.

 

Vui lòng liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH GIẢI PHẢP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM

Địa chỉ: 144 Chu Văn An, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại/Fax: 028 6290 2086
Hotline: 0909 378 796
Email: info@dainam-enviro.com
Facebook: http://facebook.com/congtytuvanmoitruongdainam
Website: www.dainam-enviro.com - www.tuvanmoitruong.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 1,097,904

Đang online4

ĐỐI TÁC CHÍNH