Mẫu báo cáo quan trắc môi trường định kỳ mới nhất

Để có được một bản báo cáo quan trắc môi trường đúng quy định và đạt tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần phải cân nhắc về thời gian báo cáo: theo quý hoặc theo năm.

Ngày đăng: 15-02-2019

1,165 lượt xem

Thế nào là việc lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ?

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là một trong những hồ sơ pháp lý để doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hợp pháp và chịu sự theo dõi của cơ quan quản lý môi trường có thẩm quyền. Đây cũng là phương thức để doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường, cũng như bảo đảm quyền lợi của chính công ty.

Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là công việc phải thực hiện theo đúng báo cáo cam kết bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp đã đề ra. Khối lượng quan trắc môi trường định kỳ được nêu rõ trong báo cáo môi trường, tùy vào quy mô và diện tích mà số vị trí lấy mẫu được bố trí khu vực phát thải đặc trưng nhất của nhà máy, xưởng sản xuất hoặc khu vực.

báo cáo quan trắc môi trường

Báo cáo quan trắc môi trường là hồ sơ bắt buộc với mỗi doanh nghiệp

 

Một số quy định về lập báo cáo quan trắc môi trường mới nhất

Đối tượng: Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp, khu chế xuất,… đang hoạt động và thuộc đối tượng lập một trong các loại hồ sơ môi trường: Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đều phải lập Báo cáo kết quả quan trắc (Theo Điều 21 thông tư 43/2015/TT-BTNMT gọi tắt là Thông tư 43). Trong một số trường hợp, doanh nghiệp không thuộc một trong các đối tượng trên nhưng được cơ quan chức năng yêu cầu thì vẫn phải lập báo cáo quan trắc môi trường.

Định kỳ lập báo cáo: 03 tháng/lần, 06 tháng/lần hoặc 1 năm/lần tùy theo quy định trong hồ sơ môi trường đã được phê duyệt/xác nhận, hoặc yêu cầu của cơ quan chức năng.

Thời hạn nộp báo cáo: chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc.

 

Mẫu báo cáo quan trắc môi trường mới nhất

- Bước 1: Khảo sát, thu thập số liệu liên quan đến hiện trạng hoạt động của công ty như về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế - xã hội xung quanh nơi khu vực dự án hoạt động, thu thập dữ liệu hiện trạng môi trường xung quanh.

- Bước 2: Xác định nguồn ô nhiễm như khí thải, chất thải,nước thải,... phát sinh xung quanh khu vực thực hiện dự án.

- Bước 3: Thực hiện việc đo đạc thống kê các thông số đặc trưng của mẫu nước thải, chất thải, khí thải môi trường xung quanh có tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành hay không.

- Bước 4: Liệt kê và đánh giá các biện pháp xử lý ô nhiễm đã và đang sử dụng. Đánh giá chất lượng môi trường, tác động và ảnh hưởng nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người.

- Bước 5: Tiến hành xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu và dự phòng sự cố.

- Bước 6: Cam kết khắc phục các nội dung không đạt, đề ra các biện pháp khắc phục, thời hạn khắc phục, cam kết việc thực hiện và vận hành các biện pháp xử lý ô nhiễm.

- Bước 7: Hoàn thành hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo mẫu thông tư 43/2015/TT-BTNMT

- Bước 8: Nộp lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phê duyệt tại địa phương nơi dự án triển khai và hoạt động.

báo cáo quan trắc môi trường

Thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ để đảm bảo an toàn cho môi trường

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích các doanh nghiệp trong quá trình lập báo cáo quan trắc môi trường. Để có thêm nhiều thông tin và được tư vấn chi tiết, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi công ty giải pháp môi trường Đại Nam.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 1,094,829

Đang online3

ĐỐI TÁC CHÍNH