Trong nước thải sinh hoạt, Amonia là chỉ tiêu khó xử lý và là chỉ tiêu tiên quyết trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt. Vậy đâu là cách xử lý amoni mang lại hiệu quả nhất?
Ngày đăng: 16-06-2019
1,595 lượt xem
Thành phần chính của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ có gốc là các axit amin,… nên hàm lượng Ni tơ trong nước thải sinh hoạt thường cao so với các loại nước thải khác, cụ thể là Amoniac – Nh4+. Cách xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt thì có một số cách nhưng đâu là giải pháp mang lại hiệu quả nhất cho chủ đầu tư?
Cách xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa học
Thành phần chính trong nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ như: BOD5, COD, TSS, Tổng N, Amoniac NH4+, Tổng P, vi khuẩn,… Để xử lý hết tất cả các chỉ tiêu này đạt chuẩn A hoặc B heo QCVB 14: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt chúng ta cần phải có giải pháp tổng thể và phối hợp các giải pháp với nhau
Cách xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt đầu tiên có thể nghĩ đến ngay là dùng hóa chất để xử lý ngay tức thời nước thải sinh hoạt có hàm lượng Amoniac cao. Các khử ammonia trong nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa học như sau:
Bước 1: Châm Xút ( NaoH) hoặc vôi để nâng chỉ số pH lên 11.0 hoặc 11.5 ( pH nước thải sinh hoạt thường ở mức trung tính, dao động quanh 7.0)
Bước 2: Khi pH nước ở mức cao 11.0 đến 11.5 thì Amoniac trong nước thải chuyển sang dạng hơi NH3 nên có thể dụng quạt thổi để thổi Amoniac bay hơi vào không khí, quá trình được diễn ra liên tục và Amonia trong nước thải sẽ giảm dần
Ưu điểm:
Cách xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt bằng phương pháp này diễn ra nhanh tức thì
Nhược điểm:
Cách xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt theo hướng này sẽ tốn kém nhiều hóa chất nên chi phí vận hành rất cao
Amonia thoát ra bên ngoài cũng cần phải có phương án xử lý mùi tốt để không gây ngộ độc, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của cư dân xung quanh
Dựa vào các so sánh đánh giá trên có thể thấy Cách xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa học là không hợp lý về chi phí cũng như lựa chọn một giải pháp thân thiện với môi trường
Cách xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học
Quá trình khử Amonia trong nước thải sinh hoạt diễn ra theo 2 giai đoạn chính:
Amonia trong nước thải sinh hoạt sẽ được Nitrat hóa thông qua bể hiếu khí ( hệ thống sục khí cung cấp oxi liên tục 24/24), cụ thể qua phương trình: NH3 + O2 -à NO2- + O2 à NO3-
Quá trình này được diễn ra chính tại ngăn hiếu khí với sự tham gia của vi sinh vật như Nitrosomonas, nitrobacter
Sau đó, nước thải chứa các thành phần Nitrat này được tuần hoàn về ngăn thiếu khí ( anoxic) tại ngăn này quá trình khử Nitrat sẽ diễn ra với điều kiện thiếu oxy.
Do thiếu oxi nên các vi sinh vật sử dụng oxi trong NO3- trong quá trình hô hấp và đẩy Ni tơ tự do ra ngoài và giải phóng N2. Quá trình khử Ni tơ diễn ra với sự tham gia của các chủng vi sinh như: Pseudomonas,….
Cách xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt bằng phương pháp vi sinh vật với hai quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat cùng diễn ra là phương pháp tốt nhất để xử lý ammonia trong nước thải sinh hoạt.
Tuy nhiên, để quá trình xử lý này hiệu quả cao, thì nước thải phải đảm bảo chu trình dinh dưỡng C:N:P là 100:5:1 – đây là điều kiện tốt nhất để vi sinh vật sinh trưởng và phát triển.
Để cân bằng tỷ lệ này, thường chúng ta phải phân tích các thông số BOD5, Tổng Nito, tổng Photpho rồi tính ra tỷ lệ C:N:P có đảm bảo hay chưa?Trường hợp chưa đảm bảo thì phải bổ sung để cân bằng tỷ lệ này.
Đối với nước thải sinh hoạt, cách xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt mang lại hiệu quả nhất là thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo hướng không xây dựng bể tự hoại (bể phốt)
Một số dự án chúng tôi đã ứng dụng thành công giải pháp sinh học để xử lý amonia trong nước thải sinh hoạt"
1. ứng dụng việc cải tạo bể tự hoại thành bể khử ni tơ - cách xử lý amonia trong nước thải sinh hoạt của dự án tòa nhà văn phòng này tại Quận Bình Thạnh mang lại hiệu quả cao khi giảm Amoniac từ 50 mg/l xuống còn 7-8 mg/L ( đạt chuẩn B)
2. ứng dụng việc cải tạo bể tự hoại thành bể khử ni tơ - cách xử lý amonia trong nước thải sinh hoạt của dự án khách sạn này tại Quận 1 với công suất 300m3/ ngày mang lại hiệu quả cao khi giảm Amoniac từ 50 mg/l xuống còn 1-2 mg/L ( đạt chuẩn A)
Gửi bình luận của bạn