Giấy phép là đảm bảo quyền lợi hợp pháp của tổ chức cá nhân đồng thời đảm bảo việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sức khoẻ của người dân
Theo nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.
Tại khoản 1 điều 15 của bộ luật quy định tài nguyên nước bao gồm: giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác, sử dụng mặt nước, giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất, giấy phép khai thác, sử dụng nước biển, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Từ khoản luật này ta thấy tính yêu cầu và tính bắt buộc của việc xả thải vào nguồn nước.
Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là gì?
Giấy phép xả thải vào nguồn nước là một loại giấy phép do chính nhà nước cấp cho cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản trước khi đi vào hoạt động. Mục đích của giấy phép là đảm bảo quyền lợi hợp pháp của tổ chức cá nhân đồng thời đảm bảo việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sức khoẻ của người dân
Giấy phép nước xả thải vào nguồn nước
Trường hợp nào phải xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước?
Tại điều 37 luật Tài Nguyên Nước số 17/2012/QH13 quy định:
“Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ thì không phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.”
giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Cụ thể, các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:
• Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
• Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5m³/ngày đêm và không chứa hoá chất độc hại, chất phóng xạ;
• Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (không thuộc trường hợp trên) vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
• Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.
Điều kiện để được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước
Theo điều 20 của nghị định 201/2013/NĐ- CP điều kiện cấp phép được quy định như sau:
► Tổ chức, cá nhân đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan.
► Tổ chức, cá nhân có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện pháp lý của bộ Tài nguyên môi trường lập: thông tin, số liệu,… được đảm bảo rõ ràng, chính xác, trung thực,… Đối với biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong dự án phải đảm bảo được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn ký thuật, phương án thiết kế phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác,…
giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Ngoài ra, đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước giấy phép được cấp còn phải đáp ứng các điều kiện:
- Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải.
Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải.
Đối với trường hợp xả nước thải quy định Công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên còn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.
- Thời hạn của giấy phép xả thải nước vào nguồn nước
Cũng theo quy định của nghị định NĐ- CP thời hạn của giấy phép xả thải vào nguồn nước được quy định cụ thể có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 3 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 2 năm, tối đa là 5 năm.
Các trường hợp điều chỉnh giấy phép xả thải vào nguồn nước:
• Nguồn nước khồng còn khả năng tiếp nhận nước thải
• Nhu cầy xả nước thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục
• Xả ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc xả nước thải và nguồn nước
• Do chuyển đổi chức năng nguồn nước
• Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định tại Khoản 4
⇒Lưu ý: các nội dung trong giấy phép không được điều chỉnh: Thông số, nồng độ các chất ô nhiễm, quy chuẩn áp dụng quy định trong giấy phép nước xả thải, trừ trường hợp cơ quan cấp phép yêu cầi điều chỉnh hoặc chủ giấy phép đề nghị áp dụng mức quy chuẩn cao hơn.
---------------------
HOTLINE: 0909 378 796
ĐỊA CHỈ: 144 CHU VĂN AN , PHƯƠNG 26, QUẬN BÌNH THẠNH, TP. HỒ CHÍ MINH
Gửi bình luận của bạn