Làm thế nào để một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt vận hành?

Những hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được xây dựng nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng khan hiếm nước tại các khu vực hiện đang phải đối mặt. Nước thải sinh hoạt bao gồm tất cả các chất thải ở dạng thực phẩm, giấy, nước thải của phòng tấm và bồn rửa, chất thải của con người. Cần loại bỏ tát cả các chất thải này trước khi cho nước thải ra môi trường

Ngày đăng: 07-08-2019

1,063 lượt xem

Một hệ thống xử lý nước thải có thể áp dụng trong các ngành công nghiệp lớn, cũng như các đặc tính khu dân cư ở cấp độ cực nhỏ. Hệ thống được xây dựng tại các khu dân cư thì được gọi là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Những hệ thống này được xây dựng nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng khan hiếm nước tại các khu vực hiện đang phải đối mặt. Nước thải sinh hoạt bao gồm tất cả các chất thải ở dạng thực phẩm, giấy, nước thải của phòng tấm và bồn rửa, chất thải của con người. Cần loại bỏ tát cả các chất thải này trước khi cho nước thải ra môi trường. Nước được xử lý sẽ không bị lãng phí vì nguồn nước đầu ra đã được loại bỏ các tạp chất bẩn, nên nước sẽ sạch để tái sử dụng. Điều này góp phần bảo vệ một môi trường bền vững và thân thiện với môi trường và sẽ giúp tiết kiệm nước cho các thế hệ tương lai.
 
Hệ thống xử lý nước thải có thể loại bỏ tất cả các tạp chất, hóa chất ô nhiếm chính trong nguồn nước mặc dù các chất ấy ở thể rắn hoặc kích thước rất nhỏ. Để có thể đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt chuẩn thì hệ thống cần tuân thủ theo đúng quy trình.
 
hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
 
1. Thu gom & phân tách nước thải sinh hoạt
 
Đây là giai đoạn quan trọng chính của hệ thống xử lý nước. Trong giai đoạn này nước thải sẽ được bơm vào bể thu gom trong khoảng thời gian và có lưới chặn chất thải rắn để chất thải rắn được xử lý riêng biệt. Nếu trong nước thải có dầu và mỡ sẽ được bơm sang bể tách để thực hiện tách lớp dầu mỡ tại bể, nước thải sau khi tách dầu mỡ sẽ được bơm sang bể xử lý nước.
 
2. Phân hủy chất gây ô nhiễm
 
Đây là quá trình sinh học quan trọng vì tại đây vi sinh sẽ phân hủy các chất gây ô nhiễm, và quá trình xử lý với vi sinh sẽ thông qua 2 bể xử lý:
- Sử dụng giá thể tổ ong là nơi chứa các vi sinh vật dị dưỡng nhằm xử lý nước thải đầu vào và hỗ trợ lọc thành phần trong nước thải cho quá trình xử lý tại bể sau
- Bể xử lý sử dụng giá thể lơ lửng chứa các vi sinh vật tự dưỡng chuyên xử lý Amoni, BOD, COD
 
hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

 
3. Hồi lưu lượng bùn thải ra & khử trùng
 
Tại ngăn lắng các vi sinh vật theo nước cũng được lắng tại đây, bùn lắng hoàn toàn được hồi lưu về ngăn 1 để tiếp tục khử Nitrat và giải phóng Nitơ tự do. Tại bể lắng có thiết kế bộ trộn clo viên nén để khử trùng nước khi thoát ra ngoài hệ thống thoát chung của khu vực
 
Trong nước thải bao gồm một số vi sinh vật truyền nhiễm có hại gây ra một số thiệt hại nghiêm trọng cho hệ sinh thái xung quanh chúng ta, đặc biệt là gây ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta. Việc xây dưng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là điều tiên quyết cần thiết cho mỗi một dự án trong xây dựng.
 
Đại Nam là một trong những đơn vị hàng đầu trong thiết kế - xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Việt Nam
 

---------------------

HOTLINE: 0909 378 796
ĐỊA CHỈ: 144 CHU VĂN AN , PHƯƠNG 26, QUẬN BÌNH THẠNH, TP. HỒ CHÍ MINH

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 1,083,569

Đang online1

ĐỐI TÁC CHÍNH