Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt

Việc nghiên cứu dựa trên các giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt có sẵn là một trong những giải pháp tốt nhất để tìm ra cách ngăn chặn các hoạt động này làm ô nhiễm môi trường sống

Ngày đăng: 22-10-2019

1,764 lượt xem

Con người là một thực thể sống có ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường xung quanh. Hầu hết các hoạt động của con người đều tác động trực tiếp đến môi trường xung quanh. Việc nghiên cứu dựa trên các giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt có sẵn là một trong những giải pháp tốt nhất để tìm ra cách ngăn chặn các hoạt động này làm ô nhiễm môi trường sống.

Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt

Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt

Vậy nước thải sinh hoạt là gì?

Tất cả các hoạt động trong sinh hoạt cộng đồng đều tạo ra nước thải. Nếu chưa qua xử lý nguồn nước này chứa rất nhiều chất độc hại tích lũy từ quá trình sinh hoạt của con người.

Theo các giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt, việc giải phóng triệt để chất ô nhiễm ra khỏi nước thải trở thành yêu cầu bắt buộc của rất nhiều quốc gia. Đây có thể xem là một trong những tiêu chí đánh giá được sự phát triển về trình độ dân trí của khu vực hoặc quốc gia nào đó.

Nước thải sinh hoạt có thể tự làm sạch không?

Theo một số giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt, thì nguồn nước này có thể được làm sạch một phần nhờ vào quá trình chuyển hóa toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra trong trong thời gian rất dài và chưa có được nhiều sự tác động lớn đến môi trường nước, trong tự nhiên. Vì vậy cần có sự can thiệp của các hệ thống xử lý nước thải mới có thể đảm bảo mang lại nguồn nước thải đầu ra đạt chuẩn theo quy định hiện hành.

Các giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay chủ yếu mang đến thông tin về việc xử lý theo các phương pháp sau:

Giáo trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Giáo trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Vậy yêu cầu nước thải đầu ra trong các giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt là gì?

Về tổng quan một hệ thống xử lý nước thải tốt cần phải đạt được những yêu cầu sau:

+ Nước thải sau xử lý giảm được mùi hôi, màu sắc (đục, đen…), các chất hữu cơ gây bệnh.

+ Công trình phải thỏa mãn yêu cầu về mật độ dân cư và thể tích nước sử dụng của mỗi cá nhân.

Công trình càng đơn giản, càng bền thì càng dễ thực thi theo như giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt.

+ Cân nhắc hợp lý về mối tương quan giữa chi phí, nhân công, diện tích sử dụng, lưu lượng nước thải…

Vậy một công trình xử lý nước thải sinh hoạt thường hình thành theo những bước nào?

Để mang đến một hệ thống xử lý hoàn chỉnh các kỹ sư phải trải qua rất nhiều bước. Từ việc tham khảo sơ bộ ý kiến dân cư, lấy ý kiến chung đến tham khảo thêm từ các giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt đều phải diễn ra theo một trình tự nhất định. Nhưng nhìn chung, thường diễn ra theo các bước sau:

+ Điều tra, khảo sát

+ Phương án công trình

+ Chọn phương án

+ Thiết kế hệ thống

+ Dự toán

+ Duyệt, điều chỉnh

+ Thi công

+ Bàn giao

Các thành phần nước thải liên quan đến hệ thống theo các giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt là gì?

Lượng nước thải từ hoạt động sinh hoạt thường không ổn định. Vì thế để có thể xác định được điều này đòi hỏi các kỹ sư phải là người am hiểu về tập quán sống của khu vực. Dựa vào đó, người ta thường đo lưu lượng nước vào các thời điểm 6 - 8 giờ, 11 - 13 giờ, 17 - 19 giờ. Một số thông tin của nhiều giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt vẫn khuyên nên đo lưu lượng nước thải vào mùa hè.

Nước thải sinh hoạt không độc hại như nước thải công nghiệp. Tuy nhiên nguồn nước này cũng không hoàn toàn an toàn với môi trường khi không qua xử lý.

Nước thải sinh hoạt thường có thành phần các chất hữu cơ với các thông số như sau: COD = 500mg/l, BOD5=250mg/l; SS=220mg/l, Photpho=8mg/l; nitơ và nitơ hữu cơ=40mg/l, pH=6.8, TS=720mg/l. Nhìn nhận chung có thể thấy được rằng các hàm lượng này khó có thể được làm sạch bằng phương pháp xử lý thông thường. Trong các giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt, dù áp dụng theo phương pháp nào thì quá trình xử lý sinh học cần đảm bảo các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ BOD:N:P=100:5:1.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Khi nào cần xử lý nước thải?

Một trong những yếu tố đầu tiên để quyết định xây dựng một hệ thống xử lý nước thải sự biến chất của nguồn nước:

- Xuất hiện chất nổi trên bề mặt

- Phát sinh mùi hôi

- Biến đổi về màu sắc

- Thay đổi thành phần hóa học

- Lượng oxy hòa tan giảm

- Sự gia tăng về số lượng vi trùng gây bệnh

Xử lý nước thải theo các giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt gồm nhũng bước nào?

Một hệ thống xử lý nước thải thường gồm những bước cơ bản sau:

+ Xử lý cơ học: tách các chất không hòa tan, keo tụ, mỡ…

+ Xử lý hóa học: xử lý các chất hữu cơ trong nước thải bằng biện pháp hóa học. Có thể bổ sung các chế phẩm với liều lượng phù hợp.

+ Xử lý sinh học: lợi dụng khả năng sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật để triệt tiêu các chất hữu cơ

+ Xử lý cặn: Xử lý các chất thải tạo ra trong các giai đoạn xử lý bằng các công đoạn như: bể metan, sân phơi bùn, trạm xử lý bùn cặn…

+ Khử trùng: đây được xem là bước xử lý sau cùng trước khi xả nguồn. Bằng các biện pháp như sử dụng clo, máng trộn, bể tiếp xúc…

 

---------------------

HOTLINE: 0909 378 796
ĐỊA CHỈ: 144 CHU VĂN AN , PHƯƠNG 26, QUẬN BÌNH THẠNH, TP. HỒ CHÍ MINH

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 1,187,579

Đang online6

ĐỐI TÁC CHÍNH