Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Việc thu gom – xử lý nước thải là yêu cầu không thể thiếu của vấn đề bảo vệ môi trường sống. Với những nơi có lưu lượng nước thải lớn việc xử lý này không thể áp dụng các phương pháp thủ công mà cần có một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thích hợp.

Ngày đăng: 14-10-2019

1,120 lượt xem

Nước thải sinh hoạt là nước thải được loại bỏ sau khi sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt của con người. Thông thường chúng được thải ra từ các chung cư, căn hộ, ký túc xá,nhà nghỉ,….các công trình công cộng. Lượng nước thải ra phụ thuộc nhiều vào mật độ dân cư, tiêu chuẩn dân cư, đặc điểm của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

Nước thải chủ yêu bị ô nhiễm bởi 2 hoạt động chính:

+ Chất bài tiết từ các nhà vệ sinh

+ Chất thải sinh hoạt: nấu ăn, chất tẩy rửa, mỹ phẩm….

 

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Về cơ bản, nước thải sinh hoạt chứa các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, thành phần vô cơ, vi sinh vật – vi trùng gây bệnh. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thường chủ yếu làm sạch các chất hữu cơ như: hợp chất protein, hydrat cacbon, chất béo.  Đối với một đơn vị nước thải nồng độ chất hữu cơ dao động trong khoảng 150-450%mg/l còn lại 20-40% là chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.

Vì thế việc thu gom – xử lý nước thải là yêu cầu không thể thiếu của vấn đề bảo vệ môi trường sống. Với những nơi có lưu lượng nước thải lớn việc xử lý này không thể áp dụng các phương pháp thủ công mà cần có một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thích hợp.

 

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

 

Những phương pháp nước thải sinh hoạt thường được sử dụng?

Có rất nhiều phương pháp đươc áp dụng cho việc xử lý nước thải.

- Xử lý cơ học (chắn rắc, bể lắng…)

- Xử lý sinh học: xử lý kỵ khí, xử lý kết hợp giữ bùn hoạt tính và kỵ khí,. Sử dụng thêm các chế phẩm sinh học . Trồng cây xanh, thủy sinh hỗ trợ một phần trong viêc hấp thụ bớt độc tố có trong nước thải.

- Xử lý hóa học: Dùng hóa chất có chất oxy hóa để phân hủy các chất ô nhiễm thành CO2  và nước; hoặc sử dụng các phương pháp kết tủa kim loại nặng, keo tụ - tạo bông – tuyến nổi.

- Xử lý bàng màng lọc RO cũng được sử dụng nhiều trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

- Xử lý bằng giá thể vi sinh không cần bể tự hoại.

Các thông số ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt

- Hàm lượng chất rắn lơ lửng: sự có mặt của các chất này là nguyên nhân gây nên sự cản trở và tiêu tốn nhiều hóa chất trong toàn bộ quá trình xử lý.

- Nhu cầu oxy hóa học (Chemical OXYgen Demand – COD), nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand – BOD): hai thông số này giúp đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như các phần ô nhiễm không phân hủy được để xác định được hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp.

Nitơ và các hợp chất Nitơ: Nitơ là một thành phần gây ra ô nhiễm nguồn nước và thường tồn tại dưới 3 dạng: các hợp chất hữu cơ, amoni, hợp chất dạng oxy hóa.

            - Nito dư thừa trong nước thải nếu thải ra môi trường ngoài sẽ gia hàm lượng chất dinh dưỡng =>điều kiện thuận lợi cho phù du phát triển lớn mạnh. Điều này có thể đạt đến mức không kiểm soát khiến mất cân bằng môi trường tự nhiên. Hiện tượng này gọi là phú dưỡng nguồn nước. Ngoài ra, việc xử lý nito còn khiến cản trở quá trình vận hành cử hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Vì thế phương pháp sinh học được cho là phương pháp hữu hiệu để xử lý nito có trong nước thải.

- Coliform: nhóm vi khuẩn này có hại và cần được xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Coliform không qua xử lý triệt để có thể ksy sinh trên thực vật, động vật….gây ra các bệnh về tiêu hóa.

Ngoài ra, trong nước thải còn chứa các chất như: H2S, dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt….mà một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cần phải làm sạch.

Công nghệ xử lý nước thải tối ưu nhất hiện nay là gì?

Tùy thuộc vào điều kiện mà bạn sẽ chọn một hệ thống xử lý nước thải phù hợp. Tuy nhiên, xu hướng xử lý nước thải nhưng vẫn đảm bảo chi phí hợp lý và không gây ảnh hưởng đến môi trường xưng quanh vẫn được ưa chuộng nhất.

Công nghệ xử lý nước thải tại nguồn là công nghệ có nguồn gốc từ Nhật được rất nhiều hộ gia đình sử dụng. Và với sự có mặt của nguyên liệu composite tuổi thọ lên đến 50 năm bạn hoàn toàn có thể yên tâm về mức chi phí phải bỏ ra cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo phương pháp này.

Ưu điểm của công nghệ xử lý tại nguồn không bể tự hoại:

+ Không sử dụng hóa chất

+ Nước thải đầu ra đạt chuẩn

+ Hệ thống đơn giản, tiết kiệm diện tích

+ Công suất có thể thay đổi linh hoạt nhờ vào mật độ vi sinh vật bám trên giá thể

+ Tiết kiệm điện năng khi chỉ sử dụng duy nhất 2 máy thổi khí.

+ Chi phí xử lý thấp chỉ 2.000đ/m3 nước thải.

Sơ đồng công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Sơ đồng công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Ra đời từ năm 2013, công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam chuyên cung cấp và mang đến các giải pháp về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Về chất lượng dịch vụ, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi Đại Nam sở hữu đội ngũ kỹ sư, chuyên viên lành nghề với tâm huyết giữ sạch môi trường nước tự nhiên.

Ngoài ra, Đại Nam cam kết bảo hành các công nghệ từ 18-24 tháng mà không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào. Quý khách hàng có thể tham khảo thêm các mô hình hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Chợ Công Nghệ - Sở KHCN TPHCM – 79 Trương Định, Q.1, Tp.HCM.

---------------------

HOTLINE: 0909 378 796
ĐỊA CHỈ: 144 CHU VĂN AN , PHƯƠNG 26, QUẬN BÌNH THẠNH, TP. HỒ CHÍ MINH

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 1,093,989

Đang online5

ĐỐI TÁC CHÍNH