Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là quy định được bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/12/2017.
Ngày đăng: 30-04-2022
303 lượt xem
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là quy định được bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/12/2017.
Thông tư này áp dụng cho những nguồn tiếp nhận bao gồm: sông, suối, kênh, rạch, đầm, hồ.
● Các sông thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, nội tỉnh
● Danh mục nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
● Các hồ thuộc danh mục nguồn nước liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Một số nguyên tắc khi thực hiện đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước mà ban quản lý, các cơ quan có thẩm quyền cần tuân thủ khi tiến hành:
Theo quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, việc đánh giá phải đảm bảo tính hệ thống theo lưu vực sông và nguồn nước.
Việc phân đoạn sông, xác định mục đích sử dụng nước, lựa chọn lưu lượng dòng chảy, lựa chọn thông số chất lượng nước mặt, thông số ô nhiễm của các nguồn nước thải để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng đoạn sông phải bảo đảm tính hệ thống theo từng sông, hệ thống sông.
Đối với nguồn nước là sông, suối, kênh, rạch (sau đây gọi tắt là sông), khi thực hiện đánh giá sức chịu tải của nguồn tiếp nhận phải được phân thành từng đoạn sông để đánh giá. Cách phân đoạn như sau:
Một đoạn sông được xác định bởi hai mặt cắt liền kề có chiều dài từ 10km trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư 76-2017-TT-BTNMT.
Trường hợp khi xác định mà đoạn sông có chiều dài dưới 10km thì căn cứ vào mức độ biến đổi lưu lượng dòng chảy, mục đích sử dụng nước, yêu cầu bảo vệ nguồn nước xem xét ghép chung với đoạn sông liền kề;
Đối với đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều mà có chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ thì được phân thành một đoạn;
Trường hợp sông chảy qua đô thị, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước thì được xem xét phân thành một đoạn.
Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải dựa trên đặc điểm mục đích sử dụng, khả năng tự làm sạch của nguồn nước, quy mô và tính chất của các nguồn nước thải hiện tại và theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Mục đích sử dụng nước của đoạn sông, hồ được xác định căn cứ quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp đoạn sông, hồ có nhiều mục đích sử dụng nước thì lựa chọn mục đích sử dụng nước có yêu cầu về chất lượng nước cao nhất.
Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ phải được thực hiện đối với từng thông số ô nhiễm: COD, BOD5, Amoni, Nitrat, Photphat và các thông số khác quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 76-2017-TT-BTNMT.
Đánh giá khả năng chịu tải của sông bằng phương pháp trực tiếp được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số. Đánh giá các thông số theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN về xử lý nước thải, chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước của đoạn sông.
Phương pháp đánh giá nguồn tiếp nhận nước thải trực tiếp được áp dụng đối với đoạn sông sau khi điều tra mà không có nguồn nước thải xả trực tiếp vào đoạn sông đó.
Sức chịu tải của môi trường nước được đánh giá bằng phương pháp gián tiếp dựa trên giá trị tối đa của từng thông số ô nhiễm thuộc quy chuẩn kỹ thuật QCVN về xử lý nước thải, chất lượng nước mặt, lưu lượng.
Bên cạnh đó, các nhà quản lý sẽ sử dụng kết quả phân tích chất lượng nguồn nước sông, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn sông để đánh giá sức chịu tải của nguồn tiếp nhận.
Phương pháp mô hình giúp các cơ quan có thẩm quyền đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số ô nhiễm dựa trên mức đánh giá của quy chuẩn kỹ thuật QCVN về chất lượng nước mặt.
Hơn thế khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận còn được đo lường dựa trên lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước sông, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn sông và quá trình gia nhập dòng chảy, biến đổi của các chất gây ô nhiễm.
Để hiểu rõ hơn những nguyên tắc cần được tuân thủ trong quá trình đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi - Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam để được giải đáp qua số hotline 0909378796.
Với nền tảng kiến thức và kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với lĩnh vực môi trường, Đại Nam tin chắc rằng chúng tôi có thể giúp quý khách hàng thực hiện đánh giá đúng đắn về sức chịu tải của nguồn tiếp nhận.
Gửi bình luận của bạn