Xã hội ngày càng phát triển và đòi hỏi mọi thứ cần phải nhanh gọn thì việc lược bỏ một số giấy tờ thủ tục riêng lẻ nhằm tích hợp vào một loại giấy phép môi trường là điều thiết yếu. Bởi tính tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp cũng như sự nhất quán trong khâu quản lý của nhà nước. Vậy hãy cùng Đại Nam tìm hiểu xem việc tích hợp này gồm những loại giấy tờ nào ngay sau đây.
Ngày đăng: 04-05-2022
313 lượt xem
Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng sự tích hợp các loại giấy tờ này sẽ giúp đơn giản thủ tục hành chính, vì các giấy phép nói trên đề được cấp dựa vào báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và nội dung quản lý nước thải trong các giấy phép này cũng cơ bản giống nhau.
Việc xác định một loại giấy phép môi trường thể hiện đúng thẩm quyền giao cho 1 cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành và sẽ khắc phục được tình trạng nước thải xả ra môi trường phải chịu sự quản lý của 2 loại giấy tờ do 2 cơ quan quản lý cấp.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho rằng, việc tích hợp các loại giấy tờ này thì có thể rút ngắn thời gian, giảm bớt thủ tục cấp giấy phép, phiền hà cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để đảm bảo chặt chẽ cần phải có quy định cụ thể về quy trình cấp giấy phép, tăng cường thanh tra, kiểm tra, trong đó ưu tiên hậu kiểm để đảm bảo thống nhất và không chồng chéo trong quá trình triển khai thực hiện nội dung.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng, việc tích hợp từ 7 giấy tờ thủ tục thành 1 giấy phép mang nhiều ý nghĩa trong bối cảnh Chính phủ đang quyết tâm thực hiện cải cách hành chính. Điều này giúp giảm thủ tục hành chính, đảm bảo tính thống nhất, rõ trách nhiệm, tuân thủ những nguyên tắc về một cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc này. Tuy nhiên, cần phải làm rõ, cụ thể hơn chức năng các bộ liên quan để thực hiện.
Đề cập đến vấn đề cấp giấy phép môi trường, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: Nếu có 1 loại giấy phép thay cho 7 loại giấy phép thì doanh nghiệp rất vui mừng và cũng giảm tải các thủ tục hành chính. Việc có thể sửa đổi Luật Thủy lợi được nữa hay không thì có thể trình Quốc hội thảo luận thêm.
Bên cạnh đó vẫn có một số vấn đề được đưa ra như cơ quan quản lý nhà nước về công trình thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) sẽ đảm bảo giám sát thường xuyên, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xả thải vào công trình thuỷ lợi. Nội dung này cũng đã được Thủ tướng đồng ý khi xây dựng luật Thuỷ lợi vào năm 2017. Bên cạnh đó, nếu dùng một loại giấy phép, trong đó có cả Giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi thì phải sửa tới 13 điều của Luật Thuỷ lợi và có làm quản lý thuỷ lợi tốt hơn không thì vẫn là vấn đề ở phía trước.
Tuy có nhiều luồng quan điểm nhưng nhìn chung việc tích hợp 7 loại giấy tờ thủ tục hành chính về môi trường này vẫn nhận được sự ủng hộ, nhất là với các chủ đầu tư. Doanh nghiệp sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian bởi không còn phải chuẩn bị quá nhiều giấy tờ và các khâu liên quan trong cùng một nội dung. Để được tư vấn rõ hơn về các loại giấy phép môi trường hoặc có nhu cầu lập hồ sơ môi trường hãy liên hệ với Công Ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam thông qua số hotline 0909 378 796
Gửi bình luận của bạn