CÁC BƯỚC LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HOÀN CHỈNH

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường chính là một những báo cáo tập hợp tất cả các hoạt động về môi trường của doanh nghiệp trong thời gian qua. Báo cáo này sẽ bao gồm các báo cáo về quan trắc nước thải, khí thải, quản lý chất thải nguy hại, tình hình khai thác khoáng sản, xử lý chất thải... về bộ phận chức năng có liên quan. Để hiểu được các bước lập báo cáo công tác bảo vệ hoàn chỉnh, khách hàng có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

Ngày đăng: 30-04-2022

216 lượt xem


Các bước lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hoàn chỉnh
 

I. Cấu trúc của một bản báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ gồm những gì?

Trong một bảng báo cáo công tác bảo vệ môi trường phải được đảm bảo các nội dụng sau đây.
+     Công tác báo cáo kết quả hoạt động của công trình xử lý nước thải và kết quả quan trắc nước thải định kỳ;
+     Công tác báo cáo kết quả hoạt động của công trình xử lý khí thải và kết quả quan trắc nước thải định kỳ;
+     Báo cáo kết quả thu gom và tình hình xử lý chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại.
+     Kết quả khắc phục yêu cầu của thanh tra, các bộ phận kiểm tra và cơ quan nhà nước
Quý đối tác có thể xem chi tiết từng mục cấu trúc của báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong bảng dưới đây.

 

Căn cứ vào Thông tư 25/2019/TT-BTNMT. Cấu trúc thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường hiệu quả nhất được tiến hành như sau:
Phần 1. Kết quả hoạt động các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
1. Về công trình bảo vệ môi trường đối với nước thải
2. Về công trình bảo vệ môi trường đối với khí thải
3. Về quản lý chất thải rắn
4. Kết quả khắc phục các yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có)
Phần 2. Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại
1. Đối với chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường
2. Đối với chủ xử lý
Phần 3. Tình hình quản lý phế liệu nhập khẩu
Phần 4. Tình hình triển khai công tác cải tạo và phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

 

Những loại hồ sơ cần có để lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

- Các hồ sơ chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
- Hồ sơ phê duyệt các báo cáo liên quan về kế hoạch bảo vệ môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Hồ sơ quyền sử dụng đất, nhà xưởng hoặc các hợp đồng cho thuê đất, cơ sở sản xuất, nhà xưởng...
- Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại - Hồ sơ liên quan việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường.
- Bổ sung liên số 5 bản gốc chứng từ chất thải nguy hại.
- Các biên bản thu gom hoặc hoá đơn các loại chất thải, hoá đơn tiền nước...
Trên đây là một trong những loại hồ sơ được bổ sung có liên quan đến việc lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên tuỳ vào đặc thù của mỗi loại hình cty sẽ có những loại hồ sơ, giấy tờ, chứng từ... khác nhau để lập báo cáo.

5 bước lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường từ A-Z:

1. Khảo sát tình hình thực tế, lấy mẫu phân tích nước thải, nước cấp, khí thải...
2. Lập bảng hoàn thành báo cáo và nộp về cơ quan thẩm định
3. Đoàn thẩm định sẽ về doanh nghiệp đối chiếu và kiểm tra theo như báo cáo, sau đó, lấy mẫu để đối chứng.
4. Chỉnh sửa hồ sơ và nộp bổ sung theo biên bản kiểm tra và góp ý của cơ quan chức năng, đoàn thẩm định.
5. Cuối cùng đợi cấp giấy xác nhận đã hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, hồ sơ sẽ được gửi trả về cho doanh nghiệp.

 


Hướng dẫn lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường chuẩn nhất
 

Căn cứ pháp lý liên quan đến báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

●     Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được ban hành ngày 23/06/2014;
●    Nghị định 40/2019/NĐ-CP nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường được ban hành ngày 13/05/2019;
●    Thông tư 25/2019/TT-BTNMT thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của chính phủ và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được ban hành ngày 31/12/2019 ;
●     Biểu mẫu hướng dẫn thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục VI thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

II. GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

1. Khi nào nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thực hiện hàng năm. Nếu quá hạn nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường doanh nghiệp sẽ không được nộp nữa và chịu trách nhiệm xử phạt hành chính nếu có bất kỳ sai phạm khi được kiểm tra. Với câu hỏi “Khi nào nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường" quý đối tác, doanh nghiệp hãy lưu ý các mục dưới đây:
 

LƯU Ý:
-       Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thực hiện định kỳ.
-       Kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường bắt đầu tính từ ngày 1.1 đến đến 31.12.
-       Thông thường báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ nộp vào tháng 01 hằng năm.
-       Tần suất: Mỗi năm nộp 01 bảng báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

 

2. Đối tượng nào cần phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Theo khoản , điều 37, thông tư 25/2019/TT-BTNMT đã quy đình đối tượng phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường là: Chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất doanh, các cơ sở kinh doanh dịch vụ (ngoại trừ: chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của KCN) đều phải lập báo cáo công tác BVMT theo quy định tại phụ lục VI ban hành kèm theo thông tư.

3. Những báo cáo nào được lồng ghép cùng báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

Như đã đề cập, đây là một báo cáo tổng hợp có bao gồm các báo cáo trước đó, nên báo cáo công tác bảo vệ môi trường này sẽ bao gồm cả các hồ sơ báo cáo dưới đây:
●     1 Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.
●     2 Báo cáo về việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
●     3 Báo cáo quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
●     4 Báo cáo quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu.

4. Cơ quan nào tiếp nhận báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Điểm tiếp nhận báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ được nộp đến các cơ quan được quy định theo điểm C, Khoản 1, Điều 37, tt 25/2019/tt-btnmt quy định.
●     Cơ quan đã phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ về môi trường tương đương của dự án...
●     Sở tài nguyên và môi trường.

5. Doanh nghiệp sẽ chịu mức hình phạt nào nếu không lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

Thông thường, các tổ chức hay cá nhân vi phạm trong lĩnh vực môi trường, luật bảo vệ môi trường sẽ bị áp dụng các mức hình thức từ cảnh cáo cho đến phạt hành chính. Mức phạt tối đa những vấn đề liên quan đến môi trường có lên đến gần 2 tỷ đồng đối với một tổ chức không có trách nhiệm với cộng đồng trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Nhà nước sẽ có lệnh xử phạt khi không lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ như đã được thông báo và những hành vi gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nếu không làm báo cáo công tác bảo vệ môi trường doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vì vi phạm vào việc không thực hiện các báo cáo về quan trắc môi trường, báo cáo khai thác khoáng, báo cáo về việc quản lý chất thải,...
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường chính là một trong những báo cáo vô cùng quan trọng. Quý đối tác và doanh nghiệp có thể hiểu là báo cáo công tác bảo vệ môi trường là bắt buộc. Doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị xử phạt nếu không nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường hoặc không được nộp nếu đã qua định kỳ. Mức xử phạt khi không lập báo cáo bảo vệ môi trường có thể từ vài chục triệu cho đến vài trăm triệu đồng.

 

MỨC XỬ PHẠT NẾU KHÔNG LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
 
Theo khoản 7, Điều 12, Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ, hành vi vi phạm quy định về thực hiện giám sát môi trường (bao gồm: Quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải, khí thải; giám sát môi trường xung quanh và giám sát chất thải định kỳ) và các hành vi vi phạm khác về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị xử phạt như sau:
 
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo kết quả giám sát chất thải định kỳ (một năm một lần, trước ngày 31 tháng 01 hàng năm) hoặc đột xuất cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và các hồ sơ về môi trường tương đương thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ; phối hợp với đơn vị không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (theo lĩnh vực và phạm vi được cấp giấy chứng nhận) để thực hiện quan trắc, giám sát môi trường, trừ các trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thành lập và giao thực hiện
nhiệm vụ quan trắc, giám sát môi trường trên địa bàn tỉnh hoặc trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

 
Tất tần tật về nhiệm vụ lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường đã được thông tin trong bài viết này. Nếu có bất thắc mắc, khách hàng có thể liên hệ CTY ĐẠI NAM để được tư vấn.
 


Cung cấp các giải pháp xử lý môi trường, dịch vụ môi trường hàng đầu Việt Nam.

 
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 0909738796 hoặc email  info@dainam-enviro.com
Để xem chi tiết hệ thống xử lý nước thải sản xuất tại các nhà máy, khách hàng có thể tham khảo tất cả dịch vụ của CTY GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG Đại Nam tại: https://dainam-enviro.com/xu-ly-nuoc-thai-c110

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 1,094,079

Đang online2

ĐỐI TÁC CHÍNH