Những thành phần nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm bạn cần biết

Thành phần nước thải sinh hoạt bao gồm những chất nào? Đọc bài viết để biết nhiều thông tin hữu ích.

Ngày đăng: 01-12-2021

569 lượt xem

Nước thải là một trong những tác nhân chính gây nên sự ô nhiễm môi trường. Nước thải cũng được phân loại thành nhiều nhóm và một trong số đó chính là nước thải sinh hoạt. Đặc biệt, những thành phần nước thải sinh hoạt chính là nguồn cơn của sự ô nhiễm môi trường nước.

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt có tên gọi tiếng anh là Domestic Wastwater, là nguồn nước phát sinh từ những hoạt động sinh sống thường ngày của con người trong hộ gia đình, khu dân cư, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, chợ, các công trình công cộng hay từ các cơ sở sản xuất, bao gồm những hoạt động ăn uống, tắm rửa,...
 

 
Nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt bao gồm các hệ thống cống rãnh, mương, ao hồ, đầm phá,...

Tính chất của nước thải sinh hoạt (thành phần của nước thải sinh hoạt):

Về tính chất vật lý, nước thải sinh hoạt mang những đặc tính sau:
●     Nhiệt độ: Nhiệt độ nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết hay môi trường của từng khu vực mà nước thải tồn tại.
●     Màu sắc: So với nước sạch tự nhiên không màu thì nước thải thường có màu đen hoặc nâu
●     Độ đục: Nước thải nói chung và nước thải sinh hoạt nói riêng đều có màu đục vì sự tồn tại của các hat lơ lửng, chất hữu cơ phân hủy hay các loài vi sinh vật và tảo. Độ đục của nước thải sinh hoạt tỉ lệ thuận với mức độ ô nhiễm, độ đục càng cao thì mức nhiễm bẩn càng nghiêm trọng.
●     Mùi vị: Nước thải sinh hoạt thường gây ra những loại mùi hôi thối khó chịu, và rất đa dạng tùy thuộc vào tỉ lệ và đặc điểm của chất gây ô nhiễm

Thành phần nước thải sinh hoạt

Xét về tính chất hóa học thì thành phần nước thải sinh hoạt chứa nhiều thông số gây ô nhiễm. Đặc biệt, các thông số này cần được đo lường chính xác về giá trị để đảm bảo được quy chuẩn kỹ thuật về nước thải sinh hoạt trước khi quyết định liệu nguồn nước này có được phép thải ra môi trường tự nhiên hay không.
 

 
●     Độ pH
Gía trị pH giúp xác định được nguồn nước thải sinh hoạt có tính kiềm hay axit, từ đó cho phép ta lựa chọn phương pháp thích hợp hoặc điều chỉnh lượng hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý nước.
 

 
●     DO trong nước thải sinh hoạt
 
Là lượng oxi hòa tan cần thiết để duy trì sự sống cho các sinh vật dưới nước. Trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng, oxi được dùng nhiều cho các quá trình hóa sinh và xuất hiện hiện tượng thiếu oxy trầm trọng.
 
●     BOD trong nước thải sinh hoạt
 
Có tên tiếng anh là Biochemical Oxygen Demand, được hiểu là nhu cầu oxy hóa sinh học. BOD nước thải sinh hoạt thể hiện lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoại sinh, hiếu khí (quá trình oxy hóa sinh học).
 
●     Chỉ số COD
 
Là từ viết tắt của Chemical oxygen Demand, là nhu cầu oxy hóa học. COD thể hiện lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O bởi một tác nhân oxi hóa mạnh.
 
COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng con đường hóa học. Chỉ số COD có giá trị cao hơn BOD vì nó bao gồm cả lượng chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng vi sinh vật.
 
●     Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
 
TDS là viết tắt của Total Dissolved Solids hay còn gọi là tổng chất rắn hòa tan. Chỉ số TDS trong nước thải sinh hoạt là yếu tố quyết định về chất lượng của nguồn nước. Đây là tổng lượng ion tích điện bao gồm các khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước như: khoáng chất, muối, kim loại, Cation, Anion hòa tan trong nước,...
 
 

 
●     Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải
 
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) thể hiên lượng chất rắn nằm lơ lửng trong nước thải, không bị hòa tan và có kích thước cụ thể. TSS có thể mang theo những vi sinh vật gây bệnh vì vậy nó chính là tác nhân dễ gây ô nhiễm môi trường nước nhất.
 
●     Chất dinh dưỡng:
Ngoài ra, bên cạnh 95% thành phần nước, thì trong 5% thành phần khác của nước thải sinh hoạt có chứa một lượng chất dinh dưỡng nhất định được thải ra từ các hoạt động nấu nướng. Tuy nhiên các chất dinh dưỡng này sẽ làm cho một số loài tảo độc hại nở hoa hay một số loài cá bị chết do có quá nhiều Nitơ trong nước.
 
Bên cạnh đó, thành phần sinh học của nước thải sinh hoạt không thể không kể đến đó chính là các vi sinh vật: Nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn…



 
Trên đây là những thông tin về thành phần nước thải sinh hoạt. Việc hiểu biết về những thành phần nước thải sinh hoạt sẽ giúp chúng ta được những giải pháp phù hợp cho việc xử lý nước thải sinh hoạt.
 
Để có thể đưa ra một giải pháp xử lý nước thải hợp lý hay thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải đủ tiêu chuẩn thì việc xem xét và tính toán đúng đắn giá trị của các thành phần của nước thải sinh hoạt là một bước vô cùng quan trọng.
 
Công ty TNHH GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM là một trong những tổ chức uy tín cung cấp những giải pháp xử lý môi trường tối ưu và hiệu quả nhất.
 


Dịch vụ xử lý môi trường hiệu quả - chuyên nghiệp tại TP. HCM
 
Mọi thắc mắc về vấn đề nước thải sinh hoạt hay DỊCH VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI vui lòng liên hệ qua hotline 0909 378 796 để được giải đáp chi tiết.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 1,187,591

Đang online3

ĐỐI TÁC CHÍNH