Tại Việt Nam hiện nay đặc biệt là các thành phố lớn, mặc dù các cấp chính quyền đã rất cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá cùng sự gia tăng dân số nhanh chóng đã khiến lượng nước thải thải ra môi trường ngày càng nhiều và tài nguyên nước sạch ngày càng ít đi.
Ngày đăng: 24-10-2022
274 lượt xem
Tại Việt Nam hiện nay đặc biệt là các thành phố lớn, mặc dù các cấp chính quyền đã rất cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá cùng sự gia tăng dân số nhanh chóng đã khiến lượng nước thải thải ra môi trường ngày càng nhiều và tài nguyên nước sạch ngày càng ít đi.
Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được... là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương... nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Oxy hòa tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.
Hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khỏe nhân dân.
Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước.
Việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc, thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.
Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước:
Để giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước cần phải lên kế hoạch và chiến lược lâu dài, củng cố lại hệ thống quản lý, bảo vệ môi trường. Đồng thời phải có biện pháp khắt khe hơn về vấn đề xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, khu dân cư, khu công nghiệp… Không chỉ vậy, ý thức của mọi công dân cũng góp phần rất to lớn trong công cuộc bảo vệ và tái tạo lại môi trường nước xanh - sạch - đẹp.
Sau khi đọc những thông tin trên đây chắc hẳn các bạn cũng đã nắm được thực trạng của môi trường nước hiện nay tại Việt Nam. Nếu Quý doanh nghiệp muốn cải tạo, nâng cấp hay xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn với chi phí hợp lý thì hãy liên hệ với Giải pháp Môi trường Đại Nam. Chúng tôi sẽ tư vấn hoàn toàn miễn phí thông qua số hotline: 0909 378 796
Gửi bình luận của bạn