NƯỚC THẢI SINH HOẠT SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Ở các gia đình, lượng nước thải sinh hoạt thải ra đều đặn mỗi ngày và có bao giờ bạn thắc mắc chúng sẽ đi về đâu? được xử lý như thế nào? Sau đây hãy cùng Đại Nam tìm hiểu về quá trình di chuyển của nước thải sinh hoạt từ đầu cho đến khi kết thúc phải qua những bước nào nhé.

Ngày đăng: 24-10-2022

177 lượt xem

 

 

Ở các gia đình, lượng nước thải sinh hoạt thải ra đều đặn mỗi ngày và có bao giờ bạn thắc mắc chúng sẽ đi về đâu? được xử lý như thế nào? Sau đây hãy cùng Đại Nam tìm hiểu về quá trình di chuyển của nước thải sinh hoạt từ đầu cho đến khi kết thúc phải qua những bước nào nhé.

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình, khu dân cư, chung cư,... Đó có thể là nước thải từ nhà bếp, thức ăn thừa, chất tẩy rửa, chất thải từ nhà vệ sinh… Tất cả những thứ này gộp lại thành nước thải sinh hoạt và được thi gom lại đi qua đường ống thoát nước. 

Nước thải sinh hoạt sẽ đi về đâu?

Khi nước thải được thải ra từ nhà vệ sinh, chất thải, nước, giấy vệ sinh và mọi tạp chất khác trong bồn cầu được đẩy xuống cống, sau đó đi vào bể tự hoại tại chỗ (ở sân sau hoặc dưới lòng đất) hoặc chảy ra xa hơn bên ngoài khuôn viên để chảy vào đường ống thoát nước lớn hơn do thành phố điều hành.

Tất cả nước thải đi qua đường thoát nước vào bể tự hoại. Ở đấy, các chất dày đặc sẽ lắng xuống dưới đáy bể và chất lỏng thì thấm ngược lại vào lòng đất hoặc được đưa đến nhà máy xử lý nước thải thông qua hệ thống cống rãnh.

Các phương pháp xử lý khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào loại nước thải và yêu cầu chất lượng nước thải đầu ra. Nhưng thường thì giai đoạn đầu tiên của quá trình xử lý nước thải là phương pháp vật lý. 

Đường ống thoát nước ở các thành phố lớn có vai trò thu gom và vận chuyển tất cả nước thải từ nhà ở, nơi làm việc, trường học, tòa nhà, công viên, sân vườn và tất cả các cơ sở dân sự khác đến các đường ống thoát nước lớn hơn để đưa qua nhà máy xử lý. Đây là một mạng lưới hệ thống đường ống phức tạp chạy dưới lòng đất cũng như trên mặt đất một cách tỉ mỉ.

Hầu hết tại bất cứ thành phố nào cũng có các nhà máy xử lý nước thải, nơi nước thải được xử lý, tách các vật liệu độc hại và dòng nước hồi lưu trở lại hệ thống được thiết lập.

Nước thải chảy vào nhà máy chứa rất nhiều vi trùng, vi khuẩn và vật chất độc hại, nên nó phải được xử lý một cách an toàn và hiệu quả. Nước sau khi đã xử lý sẽ đi qua một mạng lưới ống khác, được xả ngược trở lại các đường nước địa phương như sông, suối, biển.

Đối với các khu dân cư, chung cư, khu công nghiệp… Việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là một việc làm bắt buộc. Bởi lượng nước thải sinh hoạt lớn và thải ra đều đặn mỗi ngày nên cần phải qua bước xử lý nước thải triệt để trước khi thải ra ngoài môi trường tự nhiên.

Cách xử lý nước thải sinh hoạt tốt nhất

  • Xử lý nước thải bằng phương pháp SBR: Bể SBR hoạt động theo chu kỳ khép kín với 5 pha chính hoạt động. Trong số 5 pha chính đó, có tới 4 pha dùng để làm đầy và sục khí, đồng thời làm lắng và rút nước. Pha chính còn lại được gọi là pha nghỉ.
  • Xử lý nước thải bằng phương pháp UASB: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí. Nước thải sinh hoạt sẽ được phân phối từ phía dưới lên với vận tốc V<1 m/h. Cấu tạo thông thường của một bể UASB sẽ gồm có 3 phần cơ bản là: Hệ thống phân phối nước đáy bể, hệ thống tách pha và tầng xử lý.
  • Xử lý nước thải bằng phương pháp MBBR: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBBR đang được áp dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Đây là phương pháp được phát triển trên dây chuyền công nghệ Aerotank truyền thống. Công nghệ MBBR có công dụng làm tăng hiệu quả xử lý Nitơ, Photpho hơn so với công nghệ MBBR truyền thống trước đây.
  • Xử lý nước thải bằng phương pháp AAO: là phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt với sự kết hợp của 3 hệ vi sinh vật là: thiếu khí, kỵ khí và hiếu khí. Dưới khả năng phân hủy chất ô nhiễm của vi sinh vật, lượng nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý một cách nhanh chóng trước khi cho ra ngoài môi trường.
  • Xử lý nước thải bằng phương pháp MBR: là phương pháp áp dụng kỹ thuật bùn hoạt tính AS phân tán. Nó có công dụng kết hợp với màng lọc tách vi sinh vật giúp xử lý nước thải sinh hoạt cực kỳ hiệu quả. Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây.
     


CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải nói chung và xử lý nước thải sinh hoạt nói riêng. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho các khu dân cư, chung cư, khu công nghiệp thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0909 378 796

 


Ở các gia đình, lượng nước thải sinh hoạt thải ra đều đặn mỗi ngày và có bao giờ bạn thắc mắc chúng sẽ đi về đâu? được xử lý như thế nào? Sau đây hãy cùng Đại Nam tìm hiểu về quá trình di chuyển của nước thải sinh hoạt từ đầu cho đến khi kết thúc phải qua những bước nào nhé.

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình, khu dân cư, chung cư,... Đó có thể là nước thải từ nhà bếp, thức ăn thừa, chất tẩy rửa, chất thải từ nhà vệ sinh… Tất cả những thứ này gộp lại thành nước thải sinh hoạt và được thi gom lại đi qua đường ống thoát nước. 

Nước thải sinh hoạt sẽ đi về đâu?

Khi nước thải được thải ra từ nhà vệ sinh, chất thải, nước, giấy vệ sinh và mọi tạp chất khác trong bồn cầu được đẩy xuống cống, sau đó đi vào bể tự hoại tại chỗ (ở sân sau hoặc dưới lòng đất) hoặc chảy ra xa hơn bên ngoài khuôn viên để chảy vào đường ống thoát nước lớn hơn do thành phố điều hành.

Tất cả nước thải đi qua đường thoát nước vào bể tự hoại. Ở đấy, các chất dày đặc sẽ lắng xuống dưới đáy bể và chất lỏng thì thấm ngược lại vào lòng đất hoặc được đưa đến nhà máy xử lý nước thải thông qua hệ thống cống rãnh.

Các phương pháp xử lý khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào loại nước thải và yêu cầu chất lượng nước thải đầu ra. Nhưng thường thì giai đoạn đầu tiên của quá trình xử lý nước thải là phương pháp vật lý. 

Đường ống thoát nước ở các thành phố lớn có vai trò thu gom và vận chuyển tất cả nước thải từ nhà ở, nơi làm việc, trường học, tòa nhà, công viên, sân vườn và tất cả các cơ sở dân sự khác đến các đường ống thoát nước lớn hơn để đưa qua nhà máy xử lý. Đây là một mạng lưới hệ thống đường ống phức tạp chạy dưới lòng đất cũng như trên mặt đất một cách tỉ mỉ.

Hầu hết tại bất cứ thành phố nào cũng có các nhà máy xử lý nước thải, nơi nước thải được xử lý, tách các vật liệu độc hại và dòng nước hồi lưu trở lại hệ thống được thiết lập.

Nước thải chảy vào nhà máy chứa rất nhiều vi trùng, vi khuẩn và vật chất độc hại, nên nó phải được xử lý một cách an toàn và hiệu quả. Nước sau khi đã xử lý sẽ đi qua một mạng lưới ống khác, được xả ngược trở lại các đường nước địa phương như sông, suối, biển.

Đối với các khu dân cư, chung cư, khu công nghiệp… Việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là một việc làm bắt buộc. Bởi lượng nước thải sinh hoạt lớn và thải ra đều đặn mỗi ngày nên cần phải qua bước xử lý nước thải triệt để trước khi thải ra ngoài môi trường tự nhiên.

Cách xử lý nước thải sinh hoạt tốt nhất

  • Xử lý nước thải bằng phương pháp SBR: Bể SBR hoạt động theo chu kỳ khép kín với 5 pha chính hoạt động. Trong số 5 pha chính đó, có tới 4 pha dùng để làm đầy và sục khí, đồng thời làm lắng và rút nước. Pha chính còn lại được gọi là pha nghỉ.
  • Xử lý nước thải bằng phương pháp UASB: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí. Nước thải sinh hoạt sẽ được phân phối từ phía dưới lên với vận tốc V<1 m/h. Cấu tạo thông thường của một bể UASB sẽ gồm có 3 phần cơ bản là: Hệ thống phân phối nước đáy bể, hệ thống tách pha và tầng xử lý.
  • Xử lý nước thải bằng phương pháp MBBR: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBBR đang được áp dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Đây là phương pháp được phát triển trên dây chuyền công nghệ Aerotank truyền thống. Công nghệ MBBR có công dụng làm tăng hiệu quả xử lý Nitơ, Photpho hơn so với công nghệ MBBR truyền thống trước đây.
  • Xử lý nước thải bằng phương pháp AAO: là phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt với sự kết hợp của 3 hệ vi sinh vật là: thiếu khí, kỵ khí và hiếu khí. Dưới khả năng phân hủy chất ô nhiễm của vi sinh vật, lượng nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý một cách nhanh chóng trước khi cho ra ngoài môi trường.
  • Xử lý nước thải bằng phương pháp MBR: là phương pháp áp dụng kỹ thuật bùn hoạt tính AS phân tán. Nó có công dụng kết hợp với màng lọc tách vi sinh vật giúp xử lý nước thải sinh hoạt cực kỳ hiệu quả. Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây.
     


CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải nói chung và xử lý nước thải sinh hoạt nói riêng. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho các khu dân cư, chung cư, khu công nghiệp thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0909 378 796

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 1,098,975

Đang online3

ĐỐI TÁC CHÍNH