Ngành mía đường tại Việt Nam là ngành phát triển mạnh với sản lượng lên đến 7,5 triệu tấn chỉ trong niên vụ 2021-2022. Nhờ vậy mà ngành mía đường đã đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và phát triển ổn định. Nhưng bên cạnh những đóng góp lớn đấy, nước thải từ sản xuất của ngành này bị đánh giá là có mức độ ô nhiễm cao, cần được xử lý hiệu quả. Vậy đâu là cách xử lý nước thải mía đường hiệu quả nhất? Hãy cùng Giải Pháp Môi Trường Đại Nam tìm hiểu nhé.
Ngành mía đường tại Việt Nam là ngành phát triển mạnh với sản lượng lên đến 7,5 triệu tấn chỉ trong niên vụ 2021-2022. Nhờ vậy mà ngành mía đường đã đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và phát triển ổn định. Nhưng bên cạnh những đóng góp lớn đấy, nước thải từ sản xuất của ngành này bị đánh giá là có mức độ ô nhiễm cao, cần được xử lý hiệu quả. Vậy đâu là cách xử lý nước thải mía đường hiệu quả nhất? Hãy cùng Giải Pháp Môi Trường Đại Nam tìm hiểu nhé.
1. Quy trình sản xuất mía đường
Sau khi qua nhiều công đoạn chế biến khác nhau, sản phẩm thu được từ mía và những nguyên liệu khác chính là đường thô và đường tinh luyện. Vì thế, lượng chất thải từ quá trình sản xuất rất lớn và có nồng độ ô nhiễm khác nhau. Ba dạng chất thải từ quá trình sản xuất gồm khí thải, nước thải và chất thải rắn:
-
Khí thải được sinh ra chủ yếu từ quá trình đốt bã mía để duy trì lò hơi, hoặc từ quá trình xử lý nước mía bằng C02 hoặc S02.
-
Chất thải rắn trong quá trình sản xuất sẽ gồm bùn lọc, bã mía, tro đốt,... Những chất thải này chiếm phần nhỏ, và được tái sử dụng như bã mía dùng để đốt lò hơi, làm nguyên liệu sản xuất giấy, đồ dùng thân thiện với môi trường; Bùn và tro lò hơi thường được dùng trong sản xuất phân hữu cơ.
-
Nước thải được phát sinh từ rất nhiều công đoạn sản xuất, từ công đoạn cắt, băm, ép, vệ sinh máy móc, thiết bị. Nước thải sản xuất trong dây chuyền này rất khó để xử lý nhanh vì có hàm lượng chất hữu cơ ca, cặn, với nhiệt độ sao và độ pH thấp, cần có công nghệ xử lý nước thải mía đường chuyên nghiệp, hiệu quả để thực hiện.
Sơ đồ Quy trình sản xuất đường thô và đường tinh luyện
2. Các phương pháp xử lý nước thải mía đường
Có ba phương pháp phổ biến thường được sử dụng trong quá trình xử lý nước thải mía đường:
-
Phương pháp cơ học: Sử dụng rào chắn, lưới để lọc, làm lắng bằng cát, lọc cơ học và các bể lắng, bể lọc, bể điều hòa.
-
Phương pháp hóa lý: Sử dụng chất hóa học để trung hòa, keo tụ cặn, hấp thụ chất bẩn và trao đổi ion.
-
Phương pháp sinh học: Sử dụng hiếu khí và kị khí.
3. Công nghệ xử lý nước thải mía đường - Phương pháp hiếu khí và kỵ khí
Với những thông số về thành phần ô nhiễm cao, chứa nhiều chất phụ gia, tẩy rửa, việc chọn một phương pháp phù hợp để xử lý nước thải mía đường rất quan trọng. Vì chi phí xử lý cao, không đảm bảo hiệu quả ổn định. Chính vì thế, sử dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải mía đường là phương pháp hợp lý nhất. Phương pháp này sẽ sử dụng những vi sinh vật kỵ khí để phân hủy các chất hữu cơ thành những mảnh nhỏ hơn. Sau đó sẽ được xử lý tiếp ở bể hiếu khí.
Sơ đồ Quy trình công nghệ xử lý nước thải mía đường
Trong đó:
-
Song chắn rác: Loại bỏ những tạp chất thô có kích thước lớn, trách để lọt vào dây chuyền xử lý, làm tắc nghẽn, hư hỏng.
-
Bể lắng cát: Dùng để lắng đất, cát trong nước thải mía đường. Cát tại bể này sẽ được chuyển tới sân phơi cát.
-
Hố thu gom: Nơi tập trung nước thải sau khi đã được xử lý ở bể lắng cát.
-
Bể điều hòa: Giúp ổn định nồng độ và lưu lượng tạp chất của nước thải. Máy thổi khí trong bể này giúp tránh xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí khi các chất lơ lửng chạm xuống đáy bể.
-
Bể lắng 1: Đây là nơi loại bỏ những chất rắn lơ lửng ở bể điều hòa, tạo điều kiện thuận lợi để xử lý sinh học trước khi di chuyển tới bể tiếp theo.
-
Bể UASB: Đây là nơi diễn ra quá trình phân hủy kỵ khí, sử dụng vi khuẩn kỵ khí trong điều kiện không có oxi. Quá trình xử lý kỵ khí được chia làm 4 giai đoạn: Thủy phân Polime, Axit hóa, Axetic hóa và Metan hóa.
-
Bể Aerotank: Bể tiếp sau bể UASB, tại đây vi sinh vật hiếu khí giúp phân hủy toàn bộ các chất hữu cơ còn sót.
-
Bể lắng 2: Lắng lại phần cặn từ những quá trình trước. Một phần bùn được chuyển lại bể Aerotank Chu, chỗ còn lại được chuyển về bể chứa bùn.
-
Thiết bị lọc áp lực: Giúp loại bỏ các cặn nhỏ li ti, mùi, màu còn sót lại trong nước thải trước khi chuyển sang bể khử trùng.
-
Bể khử trùng: Sử dụng dung dịch Chlorine để loại bỏ vi khuẩn, virus có hại. Sau khi được xử lý tại bể khử trùng, nước thải mía đường sẽ đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT, tiếp tục xả thải vào nguồn tiếp nhận.
Là một trong những công ty về giải pháp môi trường hàng đầu, Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam luôn mang đến những công nghệ xử lý nước thải sản xuất tiên tiến, hiệu quả. Với phương pháp hiếu khí và kỵ khí dùng cho xử lý nước thải mía đường, Giải Pháp Môi Trường Đại Nam tự tin giúp Quý doanh nghiệp thiết kế, thi công hệ thống xử lý đạt chuẩn chất lượng. Liên hệ ngay cho chúng tôi qua thông tin dưới đây:
Công ty TNHH Giải pháp Môi trường Đại Nam
Trụ sở chính:
Địa chỉ: 144 Chu Văn An, Phường 16, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng đại diện tại Hà Nội
Địa chỉ: 117 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. HN
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng
Địa chỉ: 28 Thanh Lương 20, Phường Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
Điện thoại/Fax: 028 6290 2086
Hotline: 0909 378 796
Email: info@dainam-enviro.com
Website: https://dainam-enviro.com/
Gửi bình luận của bạn