HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH COD TRONG NƯỚC THẢI

Trong quá trình xử lý nước thải, cần đủ một lượng oxy để oxy hóa các thành phần nhiễm hữu cơ. Giải Pháp Đại Nam chia sẻ cách tính lượng COD cần cho việc oxy hóa trong bài viết sa. Cùng tìm hiểu nhé.

Ngày đăng: 26-09-2022

376 lượt xem

COD là gì? Cụm từ viết tắt Chemical Oxygen Demand (cách tính COD trong nước thải)

Trước khi tìm hiểu về cách tính COD trong nước thải, chúng ta cần hiểu những khái niệm riêng biệt sau đây:
-       COD có chữ viết tắt từ tiếng anh chính là Chemical Oxygen Demand, nghĩa là nhu cầu oxy hóa học. Khái niệm này được định nghĩa là lượng oxy có trong (K2Cr2O7) Kali Dicromat đã dùng để hoạt động oxy hóa các hợp chất hóa học có trong nước.
-       Nói một cách dễ hiểu hơn thì đây là lượng oxy vô cùng cần thiết để oxy hóa các thành phần oxy nhiễm hữu cơ. Và sản phẩm, hay còn gọi là kết quả cuối cùng sau quá trình này chính là vô cơ (sản phẩm vô cơ).
-       Lượng oxy mà được sử dụng cho phản ứng trên là toàn bộ, được lấy từ oxy hòa tan trong nước (DO)
-       Đối với việc xử lý nước thải. Có rất nhiều chỉ tiêu đặt ra để tính toán về mức độ ô nhiễm nước. Và chỉ số COD chính là một trong những chỉ số thường gặp khi nói về mức độ ô nhiễm của khả năng xử lý nước.
-       Cụ thể khi hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt tăng thì sẽ khiến lượng oxy hóa bị cạn kiệt. Việc này một phần sẽ làm cho hệ sinh thái, các vi sinh vật nơi xả thải bị ảnh hưởng trầm trọng.
 
COD & BOD trong nước thải sinh hoạt càng cao thì nước thải đó càng khó xử lý và bị ô nhiễm nặng. Vậy cách tính COD trong nước thải sẽ được tính dựa trên phương pháp nào?

Hướng dẫn phân tích COD trong nước thải:

Cách tính COD trong nước thải được thực hiện theo công thức dưới đây. Để cách tính COD trong nước thải tốt nhất cần phải có các số liệu: A, B, M & Vmẫu
 
GIẢI THÍCH:

   A: Được xem là thể tích của FAS đã sử dụng trong mẫu rỗng

   B: Được xem là thể tích của FAS trong mẫu gốc

   M: Là nồng độ của FAS dùng để chuẩn độ

   V mẫu: Là thể tích mẫu đem đi phân tích
 

Công thức cách tính COD trong nước thải

Phương pháp nào giúp xác định COD trong nước thải (cách tính COD trong nước thải)

Dưới đây là các phương pháp giúp bạn xác định hàm lượng COD trong nước thải. Để xác định nhu cầu oxy hóa học (COD) thông thường các chuyên gia sẽ sử dụng phương pháp sử dụng (KMnO4) Pemanganat Kali.
 
Các chuyên giá đánh giá rất lớn về tính hiệu quả của Pemanganat Kali (KMnO4) trong khả năng làm oxy hóa các hợp chất hữu cơ bị dao động.
 
Tuy nhiên, cũng từ những nhận định trên các chuyên gia cũng cho rằng phương pháp này cũng không thể đáp ứng được hiệu quả của việc oxy hóa toàn bộ những chất hữu cơ có tồn tại trong nước thải. Vì vậy mà, nhìn chung đối với việc xác định chỉ số COD thì  Pemanganat Kali (KMnO4) là một loại pp tương đối kém.
 
Vì vậy về sau đã những giải pháp khác mang lại hiệu quả vượt trội hơn hẳn. Có thể kể đến như  xeri sulfat (Ce(SO4)2 ), kali iodat ( KIO3 ) hay kali dicromat (K2Cr2O7 )... tất cả đã được sử dụng để xác định COD.
 
Đặc biệt hiệu quả và đáng chú ý nhất là Kali Dicromat (K2Cr2O7). Tác nhân này mang lại hiệu quả cao nhất nhưng lại tương đối rẻ, dễ dàng tinh chế, có khả năng gần như oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ.

 

Hướng dẫn phân tích COD trong nước thải, cách tính COD trong nước thải sinh hoạt

Các phương pháp xử lý COD trong nước thải (cách tính COD trong nước thải)

Cách tính COD trong nước thải đã được thông tin như hình ảnh phía trên vô cùng CHI TIẾT. Ngoài cách tính COD trong nước thải, dưới đây Đại Nam sẽ giới thiệu những phương pháp xử lý COD trong nước thải sinh hoạt Hiệu Quả.
 
1 Sử dụng chất oxy hóa:
-       Đây là một loại phương pháp xử COD trong nước thải phù hợp với nước thải giàu chất sinh học phân hủy và ít hữu cơ.
-       Hóa chất được sử dụng để xử lý COD trong nước thải được sử dụng trong phương pháp này gồm có: Clo, Ozone, Hydrogen Peroxide.
-       Phương pháp oxy hóa Ozone là phương pháp đáng chú ý nhất đối với việc sử dụng chất oxy hóa.
-       Để cải tiến và kịp thời xử lý COD trong nước thải nhanh chóng. Có thể kết hợp sử dụng Ozone với công nghệ xử lý tiên tiến khác.
2 Phương pháp keo tụ tạo bông:
-       Đây là phương pháp sử dụng hóa chất keo tụ, gồm có: Sắt, PAC, phèn nhôm. Các chất này mục đích tạo được một khối bùn lớn và liên kết bùn lại với nhau.
-       Để xử lý hiệu quả theo phương pháp này, cần đáp ứng được những yếu tố sau đây, gồm: Xử lý bùn và hóa chất xử lý.
-       Phương pháp này ít được sử dụng rộng rãi bởi hiệu quả mang lại không quá cao.
3 Sử dụng phản ứng Fenton:
-       Phản ứng Fenton dùng chất oxy hóa với mục đích tàn phá, phá hủy các chất gây ô nhiễm.
-       Trong đó, Hydro Peroxit gây phản ứng với Sắt (II) Sunfat sẽ tạo ra một gốc tự do = Hydroxyl.
-       Gốc tự do = Hydroxyl = Khả năng phá hủy các chất hữu cơ
-       Nếu thành công và các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì các hợp chất hữu cơ sẽ chuyển thành hợp chất gồm nước và cacbonic.
-       Quy trình sử dụng phương pháp phản ứng Fenton để xử lý COD trong nước thải được thực hiện theo quy trình sau:
●      Điều chỉnh pH phù hợp.
●      Phản ứng oxi hóa.
●      Trung hòa và keo tụ.
●      Quá trình lắng
4 Sử dụng công nghệ AOP:
-       Đây là một công nghệ hiện đại được sử dụng hiện nay trong việc xử lý nước thải được gọi chính xác là Advanced Oxidation Processes.
-       Công nghệ này có khả năng xử lý triệt để chất hữu cơ cực kỳ khó phân hủy trong nước thải.
-       Phương pháp này được áp dụng dựa vào các quá trình oxi hóa nâng cao, tức là dựa trên phản ứng Fenton khi có mặt của Ozone.
-       Công nghệ AOP - Phương pháp này có thể phân hủy những chất độc hại nguy hiểm thành không còn độc hại nguy hiểm, giảm COD tồn tại trong nước thải cực kỳ hiệu quả.
-       Việc sử dụng công nghệ này, làm tiền đề để sau này sử dụng phân hủy nhờ vi sinh vật hay các phương pháp truyền thống khác. Sự kết hợp giữa các phương pháp được đề cập đến, giúp tiết kiệm chi phí.
Ưu điểm của phương pháp xử lý COD trong nước thải theo công nghệ AOP:
1.    Thời gian xử lý rất nhanh/ Mỗi lần xử lý có thể chỉ mất vài giờ hoặc thậm chí là vài phút đã xử lý xong việc giảm COD trong nước thải.
2.     Không đòi hỏi nhiều phải bổ sung hóa chất
3.    Công nghệ này không tốn nhiều diện tích.
5 Phương pháp lọc và hấp thụ nhờ than hoạt tính
-       Phương pháp này thường được sử dụng ở bước cuối hoặc là bước ngay sau quá trình xử lý sơ cấp
-       Ưu điểm của phương pháp này chính là đảm bảo tính an toàn khi thực hiện hoạt động lọc và hấp thụ bằng thành phần than hoạt tính.
-       Tuy nhiên nhược điểm thì hiệu quả mang lại không được cao như các loại kể trên.
Hy vọng với những thông tin trên các bạn có thể hiểu được cách tính COD trong nước thải cũng như phương pháp xử lý COD để giảm các chất độc hại nguy hiểm trong nước thải.

 

Cách tính cod trong nước thải
 

Nếu quý khách cần được tư vấn về hệ thống xử lý nước thải hoặc giải pháp xử lý môi trường hiệu quả - tiết kiệm chi phí đầu tư. Hãy LIÊN HỆ ĐẠI NAM ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 0909738796
Công ty xử lý nước thải tại TPHCM - Xử lý môi trường sáng tạo
●     HỆ THỐNG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH TỐI ƯU
●     CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI, SÁNG TẠO

●     CHI PHÍ ĐẦU TƯ, VẬN HÀNH THẤP

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 1,083,462

Đang online4

ĐỐI TÁC CHÍNH