NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI

Nước thải chăn nuôi là nước thải có hàm lượng ô nhiễm cao, cần được xử lý nhanh chóng. Bài viết sau của Giải Pháp Đại Nam sẽ giúp giải đáp bài toán trên.

Ngày đăng: 26-09-2022

248 lượt xem

Nước thải chăn nuôi (​​qcvn về nước thải chăn nuôi) chính là một trong số những yếu tố gây nên sự ô nhiễm môi trường trầm trọng ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Chính vì thế cần quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được ra đời để giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm này đối với môi trường.
 

Nước thải chăn nuôi là gì? qcvn về nước thải chăn nuôi

Theo quy chuẩn kỹ thuật thì nước thải chăn nuôi được định nghĩa là nguồn nước xả ra bởi các hộ gia đình trong quá trình chăn nuôi các loại động vật, điển hình là hình thức nước thải chăn nuôi trang trại bò, nước thải chăn nuôi heo... (được gọi chung là nước thải chăn nuôi).
 

 
Câu hỏi được đặt ra ở đây là nước thải sinh hoạt của con người khi xả vào nguồn nước thải chăn nuôi động vật thì được phân loại như thế nào? Câu trả lời là lượng nước thải sinh hoạt ấy sẽ được coi như là nguồn nước thải chăn nuôi.
 
Và hệ thống tiếp nhận nguồn nước xả ra từ hoạt động chăn nuôi này rất đa dạng, có thể kể đến như: hệ thống cống rãnh, mương, kênh, đập, hệ thống thoát nước của các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị,...

Các đối tượng áp dụng quy chuẩn kỹ thuật về nước thải chăn nuôi

Vậy các trường hợp nào sẽ áp dụng quy chuẩn này? Những hộ gia đình, các cơ sở có trang trại chăn nuôi động vật đều sẽ cần áp dụng quy chuẩn kỹ thuật về nước thải chăn nuôi này trước khi quyết định xả nguồn nước ra bên ngoài tự nhiên.
 
Các cơ quan tổ chức nhà nước sẽ dựa vào lượng nước thải chăn nuôi xả ra mỗi ngày của các trang trại mà áp dụng những thông số đo lường khác nhau.

Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 5m3/ngày (qcvn về nước thải chăn nuôi)

Có những yêu cầu khác nhau phụ thuộc vào lượng nước thải mỗi ngày phát sinh từ hoạt động chăn nuôi:
●     Tổng lượng nước thải nhỏ hơn 2 m3/ngày: Những hộ chăn nuôi này được yêu cầu là phải có hệ thống thu gom và hệ thống lắng, ủ nước thải hợp vệ sinh.
●     Tổng lượng nước thải từ 2 m3/ngày đến dưới 5 m3/ngày: Những cơ sở thuộc phạm vi quy mô này cần phải có hệ thống thu gom và hệ thống xử lý chất thải đủ công suất, điển hình là biogas (hệ thống khí sinh học) hoặc đệm lót sinh học phù hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia.

Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải lớn hơn 5m3/ngày (qcvn về nước thải chăn nuôi)

Đối với những cơ sở có lượng nước thải chăn nuôi lớn như thế này, các yêu cầu tính toán thông số được yêu cầu và đòi hỏi sự chính xác, trước khi được phép xả thải. Đầu tiên, các cơ sở chăn nuôi cần phải xác định giá trị lớn nhất của thông số trong nước thải.
 


 

Để xác định giá trị tối đa của thông số ô nhiễm ở các hộ chăn nuôi cần áp dụng công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf
 
Trong đó:
 
●     Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải
 
●     C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi quy định
 
●     Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; Dung tích của hồ, ao, đầm, phá; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;
 
●     Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.

Giá trị C

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định giá trị C là cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số gây ô nhiễm nguồn nước thải chăn nuôi. Cụ thể như sau:
●     Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với thông số pH và tổng coliform.
●     Đối với trường hợp nước thải chăn nuôi xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B, Bảng 1.
Bảng 1: Giá trị C để làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi.

 

 
Như vậy, trường hợp nào áp dụng cột A, trường hợp nào áp dụng cột B đối với giá trị C?
●     Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
 
●     Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
 
Lưu ý: Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải sẽ được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.

Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải Kq

●     Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương được quy định tại Bảng 2 dưới đây:
 

Trong đó: Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thủy văn).
●     Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 3 dưới đây:


 

Trong đó: V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thủy văn).
 
Lưu ý:
- Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,9;
- Nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,6.
 
●     Hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ, đầm, phá nước mặn và nước lợ ven biển.
 
- Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh, bãi tắm, thể thao dưới nước, đầm, phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng giá trị hệ số Kq = 1.
 
- Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh, bãi tắm, thể thao dưới nước áp dụng giá trị hệ số Kq = 1,3.

Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf

Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây:
 

 
Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
 
Khi lưu lượng nguồn thải F thay đổi, không còn phù hợp với giá trị hệ số Kf đang áp dụng, cơ sở chăn nuôi phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh hệ số Kf.
 
Kết luận, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi là tiền đề giúp xây dựng giải pháp xử lý môi trườnggiải pháp xử lý nước thải được tiến hành một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.
 
Bên cạnh đó, quy chuẩn này đóng vai trò như một lá chắn ngăn chặn sự ô nhiễm quá mức của nước thải chăn nuôi xả ra môi trường tự nhiên.
 
Mọi thắc mắc về nội dung của quy chuẩn hay giải pháp xử lý nước thải môi trường, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Đại Nam để được giải đáp.


HOTLINE: 0909 378 796 - Email: info@dainam-enviro.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 1,186,972

Đang online3

ĐỐI TÁC CHÍNH