Chăn nuôi heo chính là một trong những hoạt động kinh tế có ảnh hưởng to lớn đến sự chất lượng của nguồn nước. Hiện nay, chưa có nhiều cơ sở chăn nuôi áp dụng tốt những công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi hợp lý, Giải Pháp Đại Nam sẽ giúp giải đáp những câu hỏi đó qua bài viết này.
Ngày đăng: 26-09-2022
304 lượt xem
Chăn nuôi heo chính là một trong những hoạt động kinh tế có ảnh hưởng to lớn đến sự chất lượng của nguồn nước. Hiện nay, nhờ có công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả giúp các chủ trang trại, cơ sở chăn nuôi giảm bớt được rất nhiều gánh nặng.
Nước thải chăn nuôi được định nghĩa là nguồn nước thải phát sinh từ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật, điển hình là nước thải từ hình thức chăn nuôi trang trại bò, trang trại heo,...
Thông thường, khi nước thải sinh hoạt gộp chung vào nguồn nước thải chăn nuôi thì đây được tính là nguồn nước thải chăn nuôi.
Theo quy chuẩn kỹ thuật mới nhất của quốc gia về nước thải chăn nuôi thì trước khi được phép thải ra môi trường tự nhiên, những thông số tồn tại bên trong nguồn nước thải chăn nuôi phải không vượt quá giá trị cho phép.
So với các loại nước thải khác thì nước thải chăn nuôi heo không chứa nhiều thành phần hóa học độc hại như axit, kiềm, kim loại nặng,... nhưng loại nước thải này chứa nhiều loại vi khuẩn, ấu trùng, giun sán.
Những thành phần tồn tại trong nguồn nước thải chăn nuôi heo được cảnh báo về nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đặc biệt là khi sống trong môi trường ô nhiễm này một thời gian dài.
Một số căn bệnh dễ dàng nhận ra bởi tác động của nước thải chăn nuôi hay chăn nuôi heo điển hình là về đường hô hấp như ung thư phổi, bệnh về da như ung thư da,...do những nhân tố ô nhiễm tồn tại trong nguồn nước.
● Các chất hữu cơ: hợp chất hữu cơ chiếm 70–80% bao gồm cellulose, protein, acid amin, chất béo, hydrat carbon và các dẫn xuất của chúng, thức ăn thừa. Các chất vô cơ chiếm 20–30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối clorua, SO4
● N và P: khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc, gia cầm rất kém, nên khi ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu. Trong nước thải chăn nuôi heo thường chứa hàm lượng N và P rất cao. Hàm lượng N-tổng = 200–850 mg/l trong đó N-NH4 chiếm khoảng 80–90%; P-tổng = 60–100 mg/l.
● Sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, vi khuẩn và trứng ấu trùng giun sán gây ra những mầm bệnh.
Có nhiều giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo được áp dụng tùy thuộc vào quy mô của trang trại, hay điều kiện kinh tế như ủ phân, công nghệ biogas, hồ sinh học,... Trong đó, công nghệ biogas được đánh giá cao về một vài ưu điểm:
● Loại bỏ được tối đa mùi hôi của nguồn nước thải
● Tận dụng biogas làm nhiên liệu đốt, giúp tiết kiệm phần lớn chi phí
● Giảm tỉ lệ ô nhiễm của nước thải
Vậy quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng công nghệ Biogas được thực hiện như thế nào?
Nước thải chăn nuôi heo sẽ được chảy vào hầm biogas để xử lý được các chất hữu cơ, giảm đáng kể lượng khí độc phát sinh, diệt các mầm bệnh trong nước thải, đồng thời cung cấp một lượng khí đốt rẻ tiền.
Sau khi nước thải vào đầy hầm biogas sẽ chảy tràn theo đường ống qua bể điều hòa, sau đó khuấy trộn để làm đều nồng độ và lưu lượng của nước thải.
Sau đó, nước thải được chuyển đến trực tiếp xuống đáy bể UASB và được phân phối đồng đều ở đó, sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học hạt nhỏ (bông bùn) các chất bẩn hữu cơ được tiêu thụ ở đó. Các bọt khí metan và cacbonic nổi lên trên được thu bằng cách chụp khí để dẫn ra khỏi bể.
Nước thải tiếp tục chảy tràn qua bể yếm khí (anoxic). Dưới sự tác động của các loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc và kỵ khí không bắt buộc, các hợp chất phức tạp được phân hủy và biến đổi thành những chất đơn giản dễ dàng xử lý bởi chúng tiến hành các phản ứng sinh học khác nhau.
Nước thải tiếp tục qua bể aerotank hiếu khí bể chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính, khí được cấp liên tục vào bể để trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cấp đủ oxy cho vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải.
Các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để cho các vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. Chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N,P) là nguồn thức ăn chính để chuyển hóa chúng thành các chất trơ không hòa tan và thành các tế bào mới của vi khuẩn và các vi sinh vật sống.
Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bể Aerotank của lượng nước thải ban đầu đi vào trong bể không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ do phải sử dụng lại một phần bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy ở bể lắng sinh học, bằng cách tuần hoàn bùn về bể aerotank để đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong bể.
Phần bùn hoạt tính dư được đưa về bể chứa bùn, sau đó ra sân phơi bùn. Bùn được thu gom để sản xuất phân bón.
Để có thể hoạt động tốt, bể aerotank hoạt động phải được cung cấp hệ thống khí đầy đủ và liên tục. Nước thải cuối bể aerotank sẽ tiếp tục chảy tràn qua bể lắng, phần nước sạch trong bể lắng được qua bể khử trùng.
Tại bể khử trùng được châm NaOCl diệt những vi khuẩn còn sót lại. Nước sau bể khử trùng được chảy ra hồ sinh học, giúp ổn định dòng nước và làm giảm các vi sinh vật gây bệnh.
Để hiểu được quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo một cách hiệu quả và ứng dụng vào trang trại chăn nuôi của mình. Quý khách có thể liên hệ Giải pháp môi trường Đại Nam qua số hotline 0909 378 796 hoặc email info@dainam-enviro.com để được tư vấn để đưa ra GIẢI PHÁP XỬ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI hiệu quả nhất.
Gửi bình luận của bạn