Kế hoạch bảo vệ môi trường là một hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường, nó là báo cáo đánh giá khả năng gây tác động tiêu cực của một dự án...
Ngày đăng: 08-07-2019
2,009 lượt xem
Kế hoạch bảo vệ môi trường, theo luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 thì kể từ ngày 1/1/2015, hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường sẽ được thay đổi tên gọi thành kế hoạch bảo vệ môi trường. Vậy mâu kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện như thế nào? Quy định về đối tượng cũng như về quy trình trình thực hiện ra sao? Sẽ được thực hiện như sau:
Kế hoạch bảo vệ môi trường là một hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường, nó là báo cáo đánh giá khả năng gây tác động tiêu cực của một dự án, của doanh nghiệp, của cơ sở sản xuất kinh doanh đến các yếu tố môi trường xung quanh như tiếng ồn, phát sinh nước thải, rác thải, chất thải nguy hại,… trong quá trình hoạt động. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình.
Bao gồm tất cả các đối tượng thực hiện xây dựng công trình như: xây dựng nhà ở, xây dựng khách sạn, nhà hàng, nhà máy sản xuất, chung cư resort, cơ sở sản xuất kinh doanh… và các đối tượng hoạt động kinh doanh khác.
Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Điều 18 nghị định 40/2019-NĐ-CP: Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường:
– Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Lập kế hoạch bảo vệ môi trường để đáp ứng được những vấn đề sau:
– Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường.
– Đánh giá, dự báo trước các tác động của dự án đến môi trường, từ đó có các biện pháp nhằm hạn chế - xử lý các tác động xấu đến môi trường, thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
– Hợp thức hóa quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy theo quy mô sản xuất mà đơn vị tiếp nhận có thể là:
– Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Phòng Tài nguyên và Môi trường.
– Ban quản lý các KCN
– Giấy chứng nhận đầu tư/ giấy đăng ký kinh doanh
– Hợp đồng thuê đất/ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Thuyết minh dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh sản xuất
– Bản vẽ vị trí khu đất
– Bản vẽ mặt bằng tổng thể
– Bản thể thoát nước mưa
– Bản vẽ thoát nước thải
– Bản vẽ bể tự hoại
– Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải (nếu có)
– Bản vẽ hệ thống xử lý khí thải (nếu có)
Thời hạn xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định tại khoản 3 điều 19 Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo Mẫu số 03 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng một văn bản và nêu rõ lý do (trong đó nêu rõ tất cả các nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện một lần) theo Mẫu số 04 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
---------------------
Gửi bình luận của bạn