Quy định về báo cáo giám sát môi trường khu công nghiệp

Quy định về báo cáo giám sát môi trường khu công nghiệp mà công ty TNHH công nghệ nước và môi trường Đại Nam cung cấp dưới đây sẽ là cơ sở giúp khách hàng có điểm nhìn cụ thể chi tiết trong việc lập báo cáo giám sát môi trường khu công nghiệp. Đối với khu công nghiệp lập báo cáo giám sát môi trường là điều tất yếu.

Ngày đăng: 04-05-2017

1,970 lượt xem

Ô nhiễm nghiêm trọng từ khu công nghiệp

Hàng loạt khu công nghiệp mọc lên đã giúp đời sống của nhân dân được cải thiện, kinh tế của một tỉnh, một vùng được phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, mặt trái của việc xuất hiện khu công nghiệp là tình trạng ô nhiễm môi trường. Bởi vậy, báo cáo giám sát môi trường khu công nghiệp ra đời chính là nhằm mục đích quản lý tốt hơn hoạt động xả thải ra môi trường tại các khu công nghiệp trọng điểm, vừa và nhỏ. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận tình trạng môi trường đang dần xấu đi do chất thải khu công nghiệp. Theo nghiên cứu của các chuyên gia,  quá trình phát triển của KCN Việt Nam thời gian vừa qua cũng tồn tại một số hạn chế như, trong công tác chuẩn bị cho sự hình thành các KCN còn thiếu cán bộ quản lý có năng lực. Điều này khiến cho một số khu công nghiệp có cơ hội "bỏ qua" việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Khu công nghiêp là nơi xả nhiều chất thải nguy hiểm nhất

Khu công nghiêp là nơi xả nhiều chất thải nguy hiểm nhất

Trong thời gian vừa qua, có không ít những lùm xùm tại các KCN ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), làm xấu môi trường kinh doanh của các tỉnh, thành. Để cải thiện tình trạng trên, đồng thời đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho người dân các cơ quan quản lý môi trường đã và đang yêu cầu các khu công nghiệp lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng/lần. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, báo cáo tình hình xử lý chất thải rắn, nước thải cho cơ quan quản lý môi trường địa phương.

 

Quy định về lập báo cáo giám sát môi trường khu công nghiệp

Báo cáo giám sát môi trường khu công nghiệp được lập theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và môi trường. Báo cáo này phải thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định cần cụ thể, cần thiết để đảm báo tính trung thực, minh bạch nhất. Theo đó, báo cáo giám sát môi trường này được thực hiện nhằm để theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường. Đồng thời, nhằm để theo dõi lưu lượng/ khối lượng / tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác).

Báo cáo giám sát môi trường khu công nghiệp giúp cơ quan nhà nước quản lý tình hình môi trường tại đây tốt hơn

Báo cáo giám sát môi trường khu công nghiệp giúp cơ quan nhà nước quản lý tình hình môi trường tại đây tốt hơn

Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn và các tác động khác. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, cơ sở đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 3, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) và Bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường 2014). Nội dung chương trình giám sát môi trường được căn cứ theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường để xác định vị trí, số mẫu cần đo đạc giám sát sẽ được công ty tư vấn tùy theo thực tế. Nếu khách hàng có bắt kỳ thắc mắc gì về mẫu báo cáo giám sát môi trường khu công nghiệp có thể liên hệ ngay với công ty TNHH công nghệ nước và môi trường Đại Nam để biết thêm thông tin chi tiết.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 1,109,747

Đang online2

ĐỐI TÁC CHÍNH