Báo cáo giám sát môi trường cơ sở sản xuất cần được thực hiện chi tiết ngay từ bước đầu để đảm bảo tính an toàn cho cả công nhân và môi trường xung quanh. Hiện tại, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì đây là quy định bắt buộc. Nếu các cơ sở sản xuất đang còn lúng túng về vấn đề lập báo cáo có thể liên hệ đến công ty Đại Nam để nhận được tư vấn hữu ích.
Ngày đăng: 03-05-2017
1,683 lượt xem
Lý do cơ sở sản xuất cần lập báo cáo giám sát môi trường
Báo cáo giám sát môi trường cơ sở sản xuất được lập theo nghị định số 18/2015/NĐ-CP: Các cơ sở, doanh nghiệp đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho xưởng cơ sở sản xuất thì cần phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ để giúp cho công ty nắm được tình hình tác động môi trường xung quanh đối với hoạt động sản xuất, từ đó đưa ra phương án xử môi trường thích hợp.
Tất cả các cơ sở sản xuất hàng hóa, thực phẩm đều phải lập báo cáo giám sát
Tại cơ sở sản xuất, những nguồn thải cầ phải lập báo cáo như:
Chất thải rắn, ví dụ tại công ty sản xuất giày dép thì có các chất thải được cắt bỏ từ vải, cao su, da,…và các loại nguyên liệu thừa khác trong quá trình may, ghép. Lượng thải này khá lớn nhưng hầu hết chúng đều có thể phân loại, tái chế sử dụng nếu có quy trình xử lý phù hợp.
Chất thải không khí thì hầu như bất kỳ cơ sở sản xuất nào cung có. Khói thải này ảnh hưởng đến bầu không khí, gây khó chịu cho người dân, các loài động vật khi bay ngang qua.
Nước thải chủ yếu xuất hiện trong quá trình xử lý nguyên liệu sản xuất, đây cũng là nguồn chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh cơ sở sản xuất.
Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất không được xây dựng khép kín, đồng bộ có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn của các thiết bị, phương tiện di chuyển trong kho và các hoạt động bốc, dỡ hàng. Bởi vậy, cơ sở sản xuất là đối tượng bắt buộc phải thực hiện làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ hàng năm. Theo quy định cụ thể từ cơ quan có thẩm quyền thì thời gian và thời điểm báo cáo giám sát được quy định: Tùy theo quy mô hoạt động và mục đích báo cáo giám sát sẽ có tần suất lập báo cáo giám sát môi trường khác nhau, thường sẽ là 6 tháng/ lần hoặc 1 năm/lần. Thời điểm thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường bắt đầu tiến hành xây dựng cơ sở sản xuất hoặc đang hoạt động sản xuất và đã có giấy phép xây dựng.
Những điều cần lưu ý trong quá trình làm báo cáo giám sát
Nếu các cơ sở sản xuất cảm thấy quá khó khăn trong việc lập báo cáo giám sát môi trường cơ sở sản xuất thì có thể liên hệ đến công ty TNHH công nghệ nước và môi trường Đại Nam. Tại đây chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và làm báo cáo giám sát môi trường chuẩn nhất với mẫu báo cáo mới nhất theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và môi trường. Nếu các cơ sở sản xuất tự tin có thể làm thì trước khi làm cần lưu ý các vấn đề sau: Quy trình lập báo cáo gồm:
Bước 1: Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh cơ sở sản xuất nước giải khát.
Bước 2: Xác định nguồn thải gây ô nhiễm xung quanh cơ sở sản xuất.
Bước 3: Lấy mẫu nước thải, khí thải, chất thải rắn thải ra từ hoạt động sản xuất.
Bước 4: Đánh giá chất lượng môi trường.
Bước 5: Đánh giá mức độ tác động từng nguồn gây ô nhiễm so với chỉ tiêu quy định.
Bước 6: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
Bước 7: Đề xuất phương án xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn.
Bước 8: Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng tiếp nhận và thẩm định.
Báo cáo giám sát môi trường cần được lập theo mẫu mới nhất
Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định là một trong các cơ quan sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường
Ban quản lý Khu công nghiệp
Ban quản lý Khu kinh tế
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Gửi bình luận của bạn