Giám sát môi trường xung quanh là cách đánh giá tác động của chất thải từ một công ty, doanh nghiệp đến nguồn nước, nguồn đất, không khí và sức khỏe của con người sống xung quanh khu vực đó. Hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, các bệnh viện, khu dân cư đều phải thực hiện giám sát môi trường xung quanh.
Ngày đăng: 18-04-2017
2,841 lượt xem
Quy định về giám sát môi trường xung quanh
Tại Việt Nam có rất nhiều vụ việc liên quan đến ô nhiễm môi trường do các công ty, doanh nghiệp làm ăn thiếu trách nhiệm gây ra. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và sức khỏe của người dân sống xung quanh. Bởi vậy, giám sát môi trường xung quanh là yếu tố quan trọng đối với mỗi đơn vị sản xuất. Mỗi doanh nghiệp, đơn vị sản xuất cần thực hiện quan trắc môi trường xung quanh tần xuất 3 tháng/lần theo cam kết trong báo cáo giám sát môi trường hàng năm.
Báo cáo giám sát môi trường xung quanh được áp dụng cho doanh nghiệp có chất phóng xạ
Theo luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và hướng dẫn tại Phụ lục 2.3 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, chủ đầu tư không có trách nhiệm phải giám sát môi trường xung quanh trong giai đoạn hoạt động của dự án.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tùy thuộc vào loại hình và vị trí dự án, chương trình giám sát cho một số chỉ tiêu môi trường chính cần phải được chủ đầu tư duy trì. Hơn nữa, điều chỉnh nội dung của chương trình quan trắc là thay đổi nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Đặc biệt, những dự án phát sinh các chất phóng xạ thì cần phải làm báo cáo giám sát môi trường xung quanh. Báo cáo này giúp cơ quan chức năng nắm bắt đầy đủ các thông tin chi tiết nhất. Báo cáo giám sát môi trường xung quanh được gửi vê phòng tài nguyên môi trường, sở tài nguyên môi trường để xem xét, đánh giá và đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể.
Nội dung giám sát môi trường xung quanh là gì?
Bất kỳ một báo cáo giám sát mô trường nào cũng được Bộ Tài nguyên và môi trường đưa ra những quy định về nội dung giám sát cụ thể. Quy định này giúp doanh nghiệp định hình được vấn đề cần làm. Giám sát môi trường xung quanh chỉ áp dụng cho giai đoạn hoạt động của các dự án có phát sinh phóng xạ với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng; vị trí các điểm giám sát phải được lựa chọn để đảm bảo tính đại diện và phải được mô tả rõ kèm theo sơ đồ minh họa.
Chương trình giám sát môi trường phải được đặt ra cho suốt quá trình thực hiện dự án, được thiết kế theo các giai đoạn chuẩn bị, thi công xây dựng, vận hành và giai đoạn khác của dự án (nếu có), trong đó bao gồm các nội dung giám sát chất thải và giám sát các vấn đề môi trường khác, cụ thể như sau:
Giám sát nước thải và khí thải: phải giám sát lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của các nguồn nước thải, khí thải sau xử lý với tần suất tối thiểu 01 lần/03 tháng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác); vị trí các điểm giám sát phải được mô tả rõ và thể hiện trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.
Báo cáo giám sát môi trường cần được thực hiện theo đúng quy trình của luật và quy định của bộ Tài nguyên và môi trường
Việc giám sát tự động liên tục chất thải thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể:
Giám sát tự động liên tục nước thải và giám sát tự động liên tục khí thải.
Giám sát các vấn đề môi trường khác (trong trường hợp dự án có thể gây tác động đến): các hiện tượng trượt, sụt, lở, lún, xói lở bồi lắng; sự thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, xâm nhập phèn, các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các vấn đề này với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng.
Gửi bình luận của bạn