TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ TÁI CHẾ NƯỚC THẢI ĐỂ SỬ DỤNG TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

Nếu như mọi người đã quá quen thuộc với việc tái chế giấy, thuỷ tinh,... thì hiện nay vấn đề tái chế nước thải cũng đang dần được chú trọng trên toàn thế giới. Việc tái chế nước thải để sử dụng đang được phát triển tại nhiều quốc gia, tuy nhiên tại Việt Nam thì vấn đề này vẫn chưa được chú ý nhiều, mặc dù gần đây đã có những nghiên cứu nhưng vẫn còn ở quy mô nhỏ.

Ngày đăng: 24-10-2022

174 lượt xem


Nếu như mọi người đã quá quen thuộc với việc tái chế giấy, thuỷ tinh,... thì hiện nay vấn đề tái chế nước thải cũng đang dần được chú trọng trên toàn thế giới. Việc tái chế nước thải để sử dụng đang được phát triển tại nhiều quốc gia, tuy nhiên tại Việt Nam thì vấn đề này vẫn chưa được chú ý nhiều, mặc dù gần đây đã có những nghiên cứu nhưng vẫn còn ở quy mô nhỏ. 

Nước thải như là một nguồn tài nguyên

Ở Việt Nam, hầu như tất cả các nguồn nước thải không được đánh giá như một nguồn tài nguyên và thường bị bãi bỏ. Khi biết cách đầu tư đúng đắn vào việc tái chế nước thải sẽ mang lại nhiều lợi nhuận về kinh tế cho doanh nghiệp. Nước thải sau khi được xử lý có thể tái sử dụng dùng cho các hệ thống dây chuyền sản xuất, phòng cháy chữa cháy, rửa xe, tưới tiêu…

 

Hiện nay, nguồn nước ngọt tại nhiều tỉnh miền Nam đang bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng do khai thác và sử dụng không hợp lý, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất. Để hạn chế tình trạng này thì cách hiệu quả nhất là tái chế nước thải. 

 

Nếu nước ta ra chính sách hợp lý trong việc khuyến khích hoặc bắt buộc sử dụng nước tái sinh cho các nhu cầu sử dụng mục đích cấp thấp thì có thể tiết kiệm lượng lớn nước sạch và chi phí mà các thành phố phải bỏ ra để xử lý nước sạch.

 

Ngoài ra tái chế nước thải còn giúp đa dạng nguồn nước cấp, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước ngọt. Bản thân doanh nghiệp cũng có nhiều sự lựa chọn đối với sản phẩm nước cấp, phù hợp nhiều mục đích sử dụng khác nhau, giảm giá thành nguyên liệu đầu vào, góp phần tăng giá trị cạnh tranh cho sản phẩm. Đặc biệt, tái chế nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất sẽ giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường. 

Những yêu cầu tái chế nước thải

Các nhà nghiên cứu tại đại học Stanford đang phát triển một quy trình xử lý nước thải kỵ khí để tạo ra nước sạch và tài nguyên có giá trị. Việc tái chế nước thải đã xuất hiện cách đây rất lâu khi nhiều kỹ sư công nghệ tái chế nước thải thành nước uống. Trên thế giới, cứ bốn người thì có một người không được tiếp cận với nước sạch, nhất là tại các vùng nghèo đói. Vì vậy mà các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm kiếm giải pháp mới để bổ sung tối ưu nguồn nước cho cộng đồng. 

 

Một cơ chế được gọi là lọc kỵ khí nhận được nhiều sự quan tâm vì nó sử dụng rất ít năng lượng để chuyển nước thải thành dạng có thể tiêu thụ được, nhưng có một vấn đề: trong khi làm sạch nước, quá trình lọc kỵ khí có xu hướng tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm liên quan đến sulfide (một ion vô cơ của lưu huỳnh). Đây là những chất cực kỳ có hại cho sức khỏe của con người và cho môi trường. 

 

Để giải quyết tình trạng này, các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford của Mỹ đã tiết lộ một quy trình xử lý kỵ khí mới, không chỉ biến sulfide độc hại trong nước thải thành hợp chất an toàn mà còn tạo ra các nguồn tài nguyên có giá trị cao cho sản xuất công nghệ và nông nghiệp.

 

Trong phương pháp mới, nhóm nghiên cứu xử lý sulfide bằng cách sử dụng một kỹ thuật được gọi là oxy hóa lưu huỳnh điện hóa. Quy trình này chuyển đổi các sulfide trong nước thải thành những thứ có giá trị hơn ví dụ như axit sunfuric, có thể sử dụng trong nhiều quy trình sản xuất hoặc làm phân bón.

 

Hệ thống điện hóa này cung cấp cho các nhà nghiên cứu tùy chọn để biến đổi sulfide thành các dẫn xuất lưu huỳnh khác, do đó loại bỏ hoàn toàn hóa chất nguy hiểm khỏi quá trình lọc kỵ khí. Quy trình này cũng đòi hỏi rất ít năng lượng và có thể được vận hành hoàn toàn bằng các nguồn tái tạo, cho phép áp dụng toàn bộ thành phố.

Điều quan trọng nhất trong việc tái chế nước thải thì nước phải đủ sạch và không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như môi trường xung quanh. Hiện nay nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến đã tạo ra nguồn nước mới được làm sạch đạt tiêu chuẩn hơn nhiều nguồn nước lấy từ nước ngầm, sông hồ. 

Các lợi ích khi tái chế nước thải để sử dụng

  • Kinh tế: tiết kiệm ngân sách, giảm chi phí 
  • Xã hội: cải thiện điều kiện sống và vệ sinh môi trường, giảm chi phí y tế và tạo thêm việc làm cho cộng đồng
  • Môi trường: giảm biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường đất, nước, không khí.

Các hạn chế trong việc tái chế nước thải

Mặc dù nước thải tái chế đã trải qua nhiều quy trình xử lý nhưng vẫn không nhận được sự ủng hộ khi sử dụng trực tiếp bởi vì mọi người cho rằng nó không đảm bảo chất lượng và lo ngại về những rủi ro sức khỏe.Ngoài ra, năng lượng cần thiết để vận hành hệ thống, thiết bị - máy móc cũng tốn kém khác nhiều. 

 

 

Cùng với tái chế nước thải thì xử lý nước thải vẫn đang là phương pháp hữu hiệu tại Việt Nam. Liên hệ ngay với Công ty TNHH Giải Pháp môi trường Đại Nam để được tư vấn về các giải pháp xử lý nguồn thải nhanh chóng và tiện lợi nhất thông qua số hotline: 0909 378 796

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 1,104,615

Đang online1

ĐỐI TÁC CHÍNH