Nước thải là tập hợp của nhiều chất gây ô nhiễm tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau, gồm hợp chất tan, không tan và lơ lửng. Các chất ô nhiễm, cặn bẩn này thường rất khó làm sạch nên người ta thường xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý để tách những hạt lơ lửng, hạt keo khó lắng, ion kim loại nặng hoặc chất hữu cơ ra khỏi nước. Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý là giai đoạn sơ khai, sau đây hãy cùng Đại Nam tìm hiểu về các phương pháp vật lý trong xử lý nước thải nhé.
Ngày đăng: 24-10-2022
227 lượt xem
Nước thải là tập hợp của nhiều chất gây ô nhiễm tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau, gồm hợp chất tan, không tan và lơ lửng. Các chất ô nhiễm, cặn bẩn này thường rất khó làm sạch nên người ta thường xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý để tách những hạt lơ lửng, hạt keo khó lắng, ion kim loại nặng hoặc chất hữu cơ ra khỏi nước. Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý là giai đoạn sơ khai, sau đây hãy cùng Đại Nam tìm hiểu về các phương pháp vật lý trong xử lý nước thải nhé.
Màng lọc là nơi thực hiện quá trình tách các chất hoà tan và không hòa tan. Các lỗ màng sẽ tiến hành loại bỏ các hạt và phân tử có kích thước nhỏ trong điều kiện áp suất cao. Người ta thường ứng dụng thêm hệ thống vi lọc có tác dụng tách phân tử, vi khuẩn và nấm men. Đối với nước thải nhiễm dầu, vi lọc có tác dụng khử trùng lạnh và tách nhũ tương.
Phương pháp này thực chất là quá trình tách chất rắn có tỷ trọng nhỏ hơn nước. Hiệu quả chủ yếu phụ thuộc vào việc sử dụng các chất hoạt động bề mặt. Nguyên tắc của bể tuyển nổi căn cứ vào độ phân tán các phần tử ít có khả năng tự lắng. Máy nén khí hoà tan nước và không khí được hòa trộn trong bồn khí tan. Khi đó nước chảy vào ngăn tuyển nổi và giảm áp suất đột ngột. Dòng khi tách ra bám vào các hạt cặn trong nước từ đó quá trình tuyển nổi được hình thành. Phương pháp này thường được ứng dụng trong xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng, thu hồi khoáng sản quý hiếm.
Nước thải sẽ còn tồn tại các hạt có kích thước nhỏ dưới dạng các hạt keo không thể lắng nếu như chỉ xử lý cơ học. Cách để lắng các hạt này là làm tăng kích thước của chúng nhờ tác dụng tương hỗ. Để quá trình diễn ra thuận lợi thì cần trung hoà điện tích các loại hạt này. Các hạt hình thành sau đó có thể mang điện tích âm hoặc dương.
Có 2 loại bông keo là loại kỵ nước và loại ưa nước, loại keo kỵ nước đóng vai trò quan trọng trong các công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý hiện nay.
Quá trình hình thành các bông cặn gọi là keo tụ, trong đó có sự tham gia của muối nhôm hoặc muối sắt nhưng phèn PAC được lựa chọn sử dụng nhiều nhất bởi giá thành rẻ, không ảnh hưởng đến nồng độ pH, hiệu quả cao và khử được màu.
Đông tụ thường sử dụng trong xử lý nước thải dầu nhớt giúp quá trình lắng cặn diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Cách này sẽ giảm được nồng độ mùi, màu và cặn đáng kể. Nồng độ pH dao động từ 4 - 8.5 sẽ thích hợp để quá trình đông tụ diễn ra nhanh hơn. Khi thêm các chất đông tụ chúng sẽ phân ly ion OH- tạo ra kết tủa hydroxit có khả năng kết dính các hạt keo. Những hạt này liên kết với nhau tạo thành hạt lớn hơn gọi là bông cặn. Nhờ trọng lực mà những bông cặn này dễ dàng lắng xuống và tách ra khỏi nước.
Sau khi đọc qua những thông tin trên thì doanh nghiệp bạn đã có thể hiểu được phần nào về xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý. Công ty TNHH Đại Nam với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải và lập hồ sơ môi trường không chỉ có thể tư vấn, thiết kế lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý mà còn rất nhiều các phương pháp xử lý nước thải khác để phù hợp với từng ngành nghề, mô hình của doanh nghiệp bạn. Liên hệ hotline: 0909 378 796 nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp nhé!
Gửi bình luận của bạn