GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG THỰC VẬT

Sử dụng thực vật để xử lý nước thải là một phương pháp bảo vệ môi trường mà lại tiết kiệm chi phí. Tìm hiểu thêm về phương pháp này qua bài viết này cùng với Giải Pháp Đại Nam.

Ngày đăng: 30-09-2022

165 lượt xem

Sơ lược về nước thải chăn nuôi

Nước thải chăn nuôi là loại nước thải phát sinh từng những hộ gia đình, cơ sở có hoạt động chăn nuôi động vật, gia súc, gia cầm,... đặc biệt là hình thức chăn nuôi trang trại heo, chăn nuôi trang trại bò,...
 
Nguồn tiếp nhận nước thải chăn nuôi bao gồm hệ thống cống rãnh, mương, ao hồ,... Thông thường, khi nước thải sinh hoạt chảy vào cùng hệ thống nước thải chăn nuôi thì sẽ được tính là nguồn nước thải chăn nuôi.
 

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật là gì?

Trải qua quá trình thực nghiệm và nghiên cứu, vấn đề xử lý môi trường, xử lý nước thải nói chung và nước thải chăn nuôi nói riêng được áp dụng rất nhiều phương pháp. Có thể kể đến như là: xử lý nước thải bằng đệm lót sinh học, bằng chế phẩm sinh học, lọc sinh học,...
 
Trong đó, giải pháp xử lý nước thải/ nước thải chăn nuôi bằng thực vật hiện nay đang rất được các chủ hộ trang trại đánh giá cao vì nhiều lợi ích mà giải pháp này mang lại. Vậy xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật là giải pháp như thế nào?
 

 
Đây là một quy trình sử dụng các thành phần thuần tự nhiên trong môi trường tự nhiên để xử lý sự ô nhiễm cũng như mùi hôi thối của nước thải chăn nuôi gây ra. Những loài thực vật phổ biến được ứng dụng vào quy trình này bao gồm: cây thủy trúc, bèo, cây cỏ muỗi nước, cây dừa nước, cây chuối hóa,...
 

 
Dựa vào đặc tính sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sinh này, chúng đóng góp một phần công dụng to lớn trong công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật như sau:
●     Phần rễ của thực vật thủy sinh: được xem như là môi trường sinh sống, giá bám của các loài vi sinh vật để có thể hấp thụ được hết các chất rắn lơ lửng trong môi trường nước thải.
●     Phần thân và lá của thực vật: tính từ mặt nước trở lên để giúp hấp thụ những tia ánh sáng mặt trời, thực hiện vai trò vận chuyển oxy từ là xuống rễ.
 
Những bộ phận này có tác dụng to lớn trong việc cản trở sự phát triển của tảo, làm giảm đi sự ảnh hưởng của gió lên các bề mặt xử lý, làm giảm sự trao đổi của nước với khí quyển.
 
Vì vậy, vai trò của thực vật thủy sinh trong công nghệ này là làm ổn định các chất thải, thu hồi các chất dinh dưỡng này để sử dụng cho các mục đích khác.

Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp thủy sinh

So với những giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi khác, cưng là giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật đơn giản nhưng ứng dụng thực vật thủy sinh được xem là giải pháp đơn giản và không quá rườm rà, không đòi hỏi quy trình thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải với chi phí cao. Quy trình này được thực hiện theo trình tự như sau:
●     Nước thải sinh hoạt được đi qua những song chắn rác để giữ lại những loại rác thải có kích thước lớn
●     Sau đó nước thải này sẽ được dẫn đến bể lắng sơ bộ, tất cả các loại chất rắn có trọng lượng nặng sẽ lắng xuống ở đáy bể để giúp loại bỏ được phần lớn những chất độc hại trong nguồn nước thải này.
●     Trải qua quá trình lắng đọng, vài ngày sau đó nước thải sẽ được đưa sang bể có chứa các thực vật thủy sinh. Dựa vào nguyên lý sinh trưởng và phát triển của thực vật thủy sinh, nước thải chăn nuôi sẽ được làm sạch và loại bỏ đáng kể những chất gây ô nhiễm.
 

Ưu và nhược điểm của việc xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật

Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật:

●     Chi phí thấp, nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên: Thay vì phải tốn kém một phần chi phí lớn cho viêc lắp đặt hệ thống xử lý hệ thống nước thải quá cầu kì, thì đây là giải pháp tiết kiệm tối đa chi phí khi ứng dụng những thành phần thực vật tự nhiên dễ tìm ở ngoài môi trường.
●     Tiết kiệm công sức: Những loài thực vật thủy sinh này có đặc tính sinh trưởng nhanh, dễ dàng phát triển mà không cần sự chăm bón quá tỉ mỉ, giúp số lượng thực vật trong môi trường nước càng ngày càng nhiều, tạo điều kiện xử lý nguồn nước thải ô nhiễm nhanh chóng hơn.
●     Sinh khối được tạo ra sau quá trình xử lý và sau đó được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như là làm nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ, làm phân bón, làm thực phẩm cho người và gia súc.

 

Nhược điểm

●     Bộ rễ của thực vật thủy sinh có thể là môi trường sống và đeo bám của nhiều loại vi khuẩn gây hại - tác nhân chính của ô nhiễm môi trường nặng nề.
●     Diện tích thực vật sử dụng xử lý nước thải chăn nuôi bạn có cần phải rộng để đáp ứng được nhu cầu làm sạch nhanh chóng.
 
Tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải chăn nuôi và điều kiện kinh tế hay quy mô của từng cơ sở, trang trại mà sẽ có những giải pháp xử lý nước thải khác nhau. Trong số đó, ứng dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật là một trong những giải pháp được đánh giá cao.
 

 
Nếu bạn đang thắc mắc về việc lựa chọn những hướng giải quyết hợp lý cho nguồn nước cho các vấn đề về xử lý nước thải trang trại chăn nuôi... Hãy liên hệ GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ĐẠI NAM để được giải đáp mọi thắc mắc.
 
Hotline kinh doanh 0909 378 796 hoặc Email: info@dainam-enviro.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 1,108,607

Đang online1

ĐỐI TÁC CHÍNH