Vì sao phải làm báo cáo giám sát chất lượng môi trường?

Báo cáo giám sát chất lượng môi trường hay báo cáo giám sát môi trường định kỳ là một công việc được duy trì hàng năm tại các doanh nghiệp, dưới sự quản lý của cơ quan quản lý môi trường. Nhằm xác định chính xác tình hình môi trường tại một địa phương trong khoảng thời gian 1 năm.

Ngày đăng: 14-04-2017

1,355 lượt xem

Lý do làm báo cáo giám sát chất lượng môi trường

Báo cáo giám sát chất lượng môi trường được hiểu là một bộ hồ sơ đánh giá, theo dõi giúp các cơ quan quản lý, chủ cơ sở nắm bắt được tình hình, diễn biến các nguồn ô nhiễm phát sinh, cũng như các biện pháp đang áp dụng có xử lý đạt với quy chuẩn cho phép hay không, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là một bộ hồ sơ cực kỳ quan trọng. Thông ua báo cáo giám sát phòng TNMT hoặc Sở TNMT có thể giám sát, theo dõi được tình hình, các vấn đề môi trường thay đổi như thế nào qua các năm, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời,…

Báo cáo giám sát chất lượng môi trường được làm định kỳ 6 tháng/lần

Báo cáo giám sát chất lượng môi trường được làm định kỳ 6 tháng/lần

Theo quy định của Bộ Tài nguyên và môi trường, báo cáo giám sát chất lượng môi trường sẽ được quy định làm hàng năm. Theo đó, các doanh nghiệp cần làm báo cáo giám sát 1 năm 2 lần vào tháng 6 và tháng 12 hằng năm đối với ở các công ty, xí nghiệp, cơ sở ở TP.Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp ở Bình Dương thì làm báo cáo giám sát 1 năm 1 lần, lấy mẫu phân tích 4 lần/năm và nộp báo cáo vào tháng 3 hằng năm.

Quy trình thực hiện và các giấy tờ liên quan bao gồm: Khảo sát, lấy mẫu. Phân tích mẫu (khí  thải, nước thải, không khí, không khí xung quanh,… (5 ngày). Viết báo cáo và nộp cho sở tài nguyên môi trường hoặc phòng tài nguyên môi trường.

 

Nội dung báo cáo giám sát chất lượng môi trường

Nội dung báo cáo giám sát chất lượng môi trường được đảm bảo đầy đủ các thông tin theo quy định của bộ Tài nguyên và môi trường. Bởi vậy, nếu các doanh nghiệp chưa nắm chắc các nội dung này có thể liên hệ với công ty TNHH công nghệ nước và môi trường Đại Nam để nhận được tư vấn cụ thể với mức giá hợp lý.

Có thể nói nội dung chương trình báo cáo công tác giám sát môi trường là một công việc khá phức tạp. Ở đó đòi hỏi hỏi các doanh nghiệp phải tiến hành một cách có hệ thống và khoa học mang tính đồng bộ cao từ các khâu.

Nội dung báo cáo cần thực hiện đúng theo quy định của Bộ tài nguyên và môi trường

Nội dung báo cáo cần thực hiện đúng theo quy định của Bộ tài nguyên và môi trường

Đầu tiên phải theo dõi số lượng, thực trạng cũng như những diễn biến từ các nguồn tác động gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tại địa bàn. Sau đó sẽ theo dõi lưu lượng, khối lượng, tần suất và tiến hành đo đạc nhằm lấy mẫu phân tích các thông số liên quan.

Để từ đó có được đánh giá chính xác về những đặc trưng của nguồn chất thải phát sinh. Đáng nói tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích phải duy trì tối thiểu theo định kỳ 3 tháng/lần. Còn nếu như tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước thì có thể 6 tháng tiến hành một lần.  

Tất nhiên đi đôi với công việc trên chúng ta bắt buộc phải theo dõi những diễn biến của mức độ ảnh hưởng cũng như đo đạc thêm các yếu tố liên quan khác như hiện tượng sạt lỏ, xói mòn, hiện tượng thay đổi mực mước mặt, nước ngầm... Bởi điều đó sẽ góp phần giúp bản báo cáo giám sát môi trường được chi tiết hơn. Hơn nữa đối với những yếu tố này thì tần suất đo đạc cần căn cứ sao cho đảm bảo sự phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng truy cập 1,098,239

Đang online12

ĐỐI TÁC CHÍNH