Việc thực hiện lập Giấy phép môi trường được xem là bằng chứng cho việc tổ chức, cá nhân đó chấp hành pháp luật, thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nhưng khi Giấy phép hết hạn, việc bảo vệ môi trường cũng sẽ dừng lại hay sao? Tổ chức, cá nhân đó cũng không còn hoạt động? Thủ tục thực hiện ra sao? Hãy cùng Giải Pháp Môi Trường Đại Nam giải đáp câu hỏi này qua bài viết sau nhé.
Việc thực hiện lập Giấy phép môi trường được xem là bằng chứng cho việc tổ chức, cá nhân đó chấp hành pháp luật, thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nhưng khi Giấy phép hết hạn, việc bảo vệ môi trường cũng sẽ dừng lại hay sao? Tổ chức, cá nhân đó cũng không còn hoạt động? Thủ tục thực hiện ra sao? Hãy cùng Giải Pháp Môi Trường Đại Nam giải đáp câu hỏi này qua bài viết sau nhé.
1. Giấy phép môi trường được cấp lại cho trường hợp nào?
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường, Giấy phép môi trường được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hết hạn;
b) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có một trong các thay đổi về tổng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Vậy có thể hiểu, cần xin cấp lại giấy phép môi trường khi:
+ Giấy phép hết hạn: 7 năm cho dự án nhóm I và 10 năm cho dự án nhóm II và III.
+ Có sự thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ … tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp.
2. Thời điểm cần xin cấp lại giấy phép môi trường
Thời điểm cần thực hiện việc xin cấp lại giấy phép môi trường được căn cứ khoản 4 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, quy định rõ thời điểm gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường.
4. Đối tượng cấp lại giấy phép môi trường và thời điểm chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi hết hạn 06 tháng;
b) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc tăng, thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường;
c) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư, gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện thu hút đầu tư các ngành, nghề đó (trừ trường hợp ngành, nghề hoặc dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đó khi đi vào vận hành không phát sinh nước thải công nghiệp phải xử lý để bảo đảm đạt điều kiện tiếp nhận nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung);
d) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi tăng số lượng nguồn phát sinh nước thải, bụi, khí thải làm phát sinh các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; phát sinh thêm thông số ô nhiễm mới vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng hàm lượng các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng mức độ ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; thay đổi nguồn tiếp nhận nước thải và phương thức xả thải vào nguồn nước có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt hơn, gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp giấy phép môi trường.
3. Nội dung giấy phép môi trường khi cấp lại
Nội dung cấp lại Giấy phép môi trường được quy định ở Khoản 9 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I, nhóm II thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này;
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này;
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều này có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm II thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này;
Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều này có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;
Ngoài ra, văn bản đề nghị cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở, mẫu văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở thực hiện theo các mẫu quy định tương ứng tại Phụ lục XIII và Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép môi trường
Theo Khoản 5 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường như sau:
a) Chủ cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều này gửi văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường và báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này (trừ nội dung quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều 28 Nghị định này) hoặc khoản 5 Điều 28 Nghị định này (trừ nội dung quy định tại điểm a và điểm c khoản 5 Điều 28 Nghị định này) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
Thời hạn cấp lại giấy phép môi trường không quá 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, không quá 20 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ;
b) Chủ dự án đầu tư, cơ sở quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều này gửi văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường và báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường quy định tại một trong các khoản 2, 3, 4 hoặc 5 Điều 28 Nghị định này (chỉ bao gồm những nội dung thay đổi so với báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường lần đầu) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường. Thời gian, trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
5. Kết luận
Việc xin cấp lại giấy phép môi trường cũng được thực hiện tương tự và nhanh chóng như lần đầu xin cấp. Chủ dự án/cơ sở chỉ cần đáp ứng đủ những tiêu chí đã được đề ra rõ trong những văn bản luật. Hy vọng bài viết trên của Giải Pháp Môi Trường Đại Nam đã giúp Quý doanh nghiệp nắm được thủ tục để xin cấp lại giấy phép môi trường.
Là một đơn vị chuyên tư vấn, lập hồ sơ, giấy phép môi trường cho các dự án. Giải Pháp Môi Trường Đại Nam với kinh nghiệm gần 10 năm, tự tin giúp Quý doanh nghiệp giải quyết những khó khăn khi thực hiện dự án, đảm bảo tiến độ kế hoạch được đề ra. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về Lập Giấy phép môi trường tận tình và chuyên nghiệp nhất.
Công ty TNHH Giải pháp Môi trường Đại Nam
Trụ sở chính:
Địa chỉ: 144 Chu Văn An, Phường 16, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Văn phòng đại diện tại Hà Nội
Địa chỉ: 117 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. HN
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng
Địa chỉ: 28 Thanh Lương 20, Phường Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
Điện thoại/Fax: 028 6290 2086
Hotline: 0909 378 796
Email: info@dainam-enviro.com
Website: https://dainam-enviro.com/
Gửi bình luận của bạn